Cách dùng ký nháy, ký chính thức Update 11/2024

Ký nháy, ký tắt, ký chính thức là những thuật ngữ khá quen thuộc, tuy nhiên không phải ai cũng biết cách dùng ký nháy, ký chính thức như thế nào?

Cách dùng ký nháy  

Ký nháy hay còn được gọi là ký tắt là chữ ký của người có trách nhiệm nhằm xác định văn bản trước khi trình người ký chính thức đã được kiểm tra về độ chính xác của nội dung, thể thức, kỹ thuật trình bày và thủ tục ban hành văn bản.

Chữ ký nháy là chữ ký ở cuối dòng văn bản hoặc cuối đoạn văn bản, có một số chữ ký nháy nằm ở cuối cùng của văn bản và cuối mỗi trang văn bản. Đồng thời chữ ký nháy còn nằm ở vị trí cuối cùng của “Nơi nhận” thuộc phần ghi tên đơn vị nhận văn bản.

Người ký nháy không ký đầy đủ chữ ký của mình như ký thông thường mà chỉ ký vắn tắt chữ ký tại một số vị trí yêu cầu ký nháy.

Theo Điều 9 Thông tư 04/2013/TT-BNV, chữ ký nháy có giá trị xác nhận cá nhân, cán bộ nào rà soát văn bản đó, hoặc xác nhận người đọc văn bản đã đọc hết toàn bộ nội dung văn bản tại trang mình ký nháy.

Người ký nháy phải chịu trách nhiệm trong các nội dung văn bản do mình ký nháy trước khi trình lãnh đạo ký chính thức, đối chiếu quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật Nhà nước xác định việc đóng dấu mật.


Cách dùng ký nháy, ký chính thức (Ảnh minh họa) 

Cách dùng ký chính thức

Chữ ký chính thức là chữ ký có giá trị xác nhận nội dung của toàn bộ văn bản, chữ ký chính thức do người có thẩm quyền ban hành văn bản ký.

Chữ ký chính thức được ký ở bên dưới dòng ghi chức danh của người ký. Chữ ký chính thức có thể được đóng dấu hoặc có một số trường hợp thì không nhất nhiết phải đóng dấu theo quy định của từng cơ quan ban hành văn bản đó.

Các trường hợp ký thay (phải ghi KT.), ký thừa lệnh (phải ghi TL.), ký thừa ủy quyền (phải ghi TUQ), ký thay mặt (phải ghi TM). Đặc biệt, không dùng bút chì, bút mực đỏ để ký văn bản.

Xem thêm:

Hướng dẫn cách trình bày văn bản chuẩn Thông tư 01

Hậu Nguyễn