Cảnh sát giao thông được bắn tốc độ ở đoạn đường nào? Update 11/2024

Không ít lái xe đã bị xử phạt vì chạy quá tốc độ, đặc biệt là ở các quốc lộ. Vậy theo quy định, Cảnh sát giao thông (CSGT) được bắn tốc độ ở đoạn đường nào?

CSGT được bắn tốc độ ở đâu?

Căn cứ khoản 3 Điều 11 Thông tư 65/2020/TT-BCA, máy đo tốc độ có ghi hình ảnh (còn gọi là máy bắn tốc độ) là một trong những phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ được CSGT sử dụng để phát hiện vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông và xử lý vi phạm.

Cũng theo khoản này, máy bắn tốc độ sẽ được lắp đặt, sử dụng công khai hoặc hóa trang trên các tuyến giao thông đường bộ, tại Trạm CSGT, trên phương tiện giao thông tuần tra, kiểm soát, trang bị cho Tổ CSGT, do cán bộ CSGT trực tiếp vận hành, sử dụng để phát hiện, ghi thu hành vi vi phạm của người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.

Đồng thời, việc tuần tra, kiểm soát của CSGT phải được thực hiện theo kế hoạch đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Do đó, CSGT có quyền kiểm soát giao thông (trong đó có tốc độ) thông qua hệ thống giám sát lắp đặt cố định hoặc thông qua các phương tiện thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ một cách cơ động ở bất cứ đoạn đường nào theo kế hoạch phê duyệt.

Khi máy bắn tốc độ ghi nhận được hành vi vi phạm, hệ thống tự động truy cập, truyền dữ liệu đến Tổ tuần tra, kiểm soát để lưu giữ và phục vụ công tác kiểm soát, xử lý vi phạm theo quy định. Người điều khiển phương tiện có trách nhiệm hợp tác theo yêu cầu kiểm tra, kiểm soát thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ của CSGT.

canh sat giao thong duoc ban toc do o dau

Cảnh sát giao thông được bắn tốc độ ở đâu? (Ảnh minh họa)

Chạy quá tốc độ bị phạt bao nhiêu tiền?

Theo Điều 12 Luật Giao thông đường bộ năm 2008, người lái xe phải tuân thủ quy định về tốc độ xe chạy trên đường. Trường hợp chạy quá tốc độ quy định, người điều khiển phương tiện có thể bị xử phạt vi phạm theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:

Phương tiện

Tốc độ vượt quá

Mức phạt

Phạt tiền

Hình thức xử phạt bổ sung

Xe máy

5 – 10 km

200.000 – 300.000 đồng

(Điểm c khoản 2 Điều 6)

 

10 – 20 km

600.000 – 01 triệu đồng

(Điểm a khoản 4 Điều 6)

 

> 20km

04 – 05 triệu đồng

(Điểm a khoản 7 Điều 6)

Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 – 04 tháng

(Điểm c khoản 10 Điều 6)

Ô tô

5 – 10 km

800.000 – 01 triệu đồng

(Điểm a khoản 3 Điều 5)

 

10 – 20 km

03 – 05 triệu đồng

(Điểm i khoản 5 Điều 5)

Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 – 03 tháng

(Điểm b khoản 11 Điều 5)

20 – 35 km

06 – 08 triệu đồng

(Điểm a khoản 6 Điều 5)

Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 – 04 tháng

(Điểm c khoản 11 Điều 5)

> 35 km

10 – 12 triệu đồng

(Điểm c khoản 7 Điều 5)

Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 – 04 tháng

(Điểm c khoản 11 Điều 5)

Máy kéo, xe máy chuyên dùng

5 – 10 km

400.000 – 600.000 đồng

(Điểm a khoản 3 Điều 7)

 

10 – 20 km

800.000 – 01 triệu đồng

(Điểm a khoản 4 Điều 7)

Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe/chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ từ 01 – 03 tháng

(Điểm a khoản 10 Điều 7)

> 20 km

03 – 05 triệu đồng

(Điểm c khoản 6 Điều 7)

Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe/chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ từ 10 – 12 tháng

(Điểm d khoản 10 Điều 7)

Xem thêm: Khi nào chạy xe quá tốc độ mà không bị phạt?

CSGT mặc thường phục có được phép bắn tốc độ?

Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 11 Thông tư 65/2020/TT-BCA, khi tuần tra, kiểm soát thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, được bố trí một bộ phận CSGT mặc thường phục để vận hành, sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, giám sát tình hình trật tự, an toàn giao thông, phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ và hành vi vi phạm pháp luật khác.

Tuy nhiên, trong trường hợp này, CSGT không được tự ý mặc thường phục mà phải do người có thẩm quyền quyết định. Cụ thể, tại điểm b khoản 1 Điều 11 Thông tư 65/2020:

Trưởng phòng Hướng dẫn tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ thuộc Cục Cảnh sát giao thông (sau đây viết gọn là Trưởng phòng Hướng dẫn tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ), Trưởng phòng Cảnh sát giao thông, Trưởng Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Trưởng Công an cấp huyện) trở lên quyết định việc mặc trang phục Cảnh sát hoặc thường phục khi sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ và phải ghi rõ trong kế hoạch tuần tra, kiểm soát.

Như vậy, việc mặc trang phục Cảnh sát hay thường phục sẽ do Trưởng phòng Hướng dẫn tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ, Trưởng Công an cấp huyện trở lên quyết định và phải ghi rõ trong kế hoạch tuần tra, kiểm soát.

Theo đó, CSGT được phép mặc thường phục khi bắn tốc độ nhưng phải được nêu rõ trong kế hoạch tuần tra, kiểm soát.

Xem thêm: CSGT mặc thường phục có được dừng xe xử phạt?

Trên đây là giải đáp về việc Cảnh sát giao thông được bắn tốc độ ở đâu. Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ: 1900.6192 để được hỗ trợ.

>> Tốc độ tối đa của xe máy, ô tô trong khu dân cư là bao nhiêu?

>> Có bị giới hạn tốc độ tối thiểu trên đường cao tốc?