34 hành vi vi phạm phổ biến về hóa đơn và mức phạt Update 11/2024

Sử dụng hóa đơn khi bán hàng, cung cấp dịch vụ nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh khác có những vi phạm về hóa đơn. Nếu bị phát hiện và còn thời hiệu sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn.

Lưu ý: Mức phạt dưới đây áp dụng đối với tổ chức
 

TT

Hành vi vi phạm

Mức phạt

Vi phạm quy định tự in hóa đơn và khởi tạo hóa đơn điện tử

(Điều 33 Nghị định 109/2013/NĐ-CP hướng dẫn bởi Điều 6 Thông tư 10/2014/TT-BTC)

1

Không đủ nội dung quy định.

Từ 02 – 04 triệu đồng

Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc phải hủy các hóa đơn được in hoặc khởi tạo không đúng quy định.

2

Tự in hóa đơn hoặc khởi tạo hóa đơn điện tử khi không đủ các điều kiện.

Từ 04 – 08 triệu đồng

Biện pháp khắc phục hậu quả: Hủy các hóa đơn được in hoặc khởi tạo không đúng quy định.

3

Cung cấp phần mềm tự in hóa đơn không đảm bảo nguyên tắc theo quy định hoặc hóa đơn khi in ra không đáp ứng đủ nội dung.

Từ 04 – 08 triệu đồng

4

Tự in hóa đơn giả (trừ trường hợp xác định do lỗi khách quan của phần mềm tự in hóa đơn) và hành vi khởi tạo hóa đơn điện tử giả.

Từ 20 – 50 triệu đồng

Phạt bổ sung: Đình chỉ quyền tự in hóa đơn, quyền khởi tạo hóa đơn điện tử từ 01 – 03 tháng.

Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc phải hủy các hóa đơn được in hoặc khởi tạo không đúng quy định.

Vi phạm về đặt in hóa đơn

(Điều 34 Nghị định 109/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 1 Điều 3 Nghị định 49/2016/NĐ-CP)

5

Đặt in hóa đơn mà không ký hợp đồng bằng văn bản.

Từ 500.000 đồng tới 1.5 triệu đồng

6

Không thanh lý hợp đồng in nếu quá thời hạn thanh lý hợp đồng quy định trong hợp đồng đặt in hóa đơn hoặc thời điểm kết thúc hợp đồng khi đã lập tờ Thông báo phát hành hóa đơn.

Từ 04 – 08 triệu đồng

7

Không hủy hóa đơn đặt in chưa phát hành nhưng không còn sử dụng theo quy định.

Từ 04 – 08 triệu đồng

8

Không khai báo đúng quy định việc mất hóa đơn trước khi thông báo phát hành.

Từ 06 – 18 triệu đồng

9

Cho, bán hóa đơn đặt in chưa phát hành cho tổ chức, cá nhân khác sử dụng.

Từ 15 – 45 triệu đồng

Biện pháp khắc phục hậu quả: Hủy các hóa đơn đặt in không đúng quy định.

10

Đặt in hóa đơn giả.

Từ 20 – 50 triệu đồng

Biện pháp khắc phục hậu quả: Hủy các hóa đơn đặt in không đúng quy định.

Vi phạm quy định về in hóa đơn đặt in

(Điều 35 Nghị định 109/2013/NĐ-CP hướng dẫn bởi Điều 8 Thông tư 10/2014/TT-BTC)

11

Vi phạm chế độ báo cáo việc in hóa đơn.

Từ 02 – 04 triệu đồng

12

Không thanh lý hợp đồng in nếu quá thời hạn thanh lý hợp đồng quy định trong hợp đồng đặt in hóa đơn hoặc thời điểm kết thúc hợp đồng khi bên đặt in đã hoàn thành thủ tục thông báo phát hành.

Từ 04 – 08 triệu đồng

13

Không hủy các sản phẩm in hỏng, in thừa khi tiến hành thanh lý hợp đồng in.

Từ 04 – 08 triệu đồng

14

Nhận in hóa đơn đặt in khi không đáp ứng đủ điều kiện quy định.

Từ 06 – 18 triệu đồng

15

Không khai báo việc làm mất hóa đơn trong khi in, trước khi giao cho khách hàng.

Từ 06 – 18 triệu đồng

16

Chuyển nhượng toàn bộ hoặc một khâu bất kỳ trong hợp đồng in hóa đơn cho cơ sở in khác.

Từ 10 – 20 triệu đồng

17

Cho, bán hóa đơn đặt in của khách hàng này cho khách hàng khác.

Từ 15 – 45 triệu đồng

Biện pháp khắc phục hậu quả: Hủy các hóa đơn cho bán hoặc hóa đơn giả.

18

In hóa đơn giả.

Từ 20 – 50 triệu đồng

Hình thức xử phạt bổ sung: Đình chỉ in hóa đơn từ 01 – 03 tháng.

Vi phạm quy định về mua hóa đơn

(Điều 36 Nghị định 109/2013/NĐ-CP hướng dẫn bởi Điều 9 Thông tư 10/2014/TT-BTC)

19

Không hủy hóa đơn được mua đã hết hạn sử dụng.

Từ 02 – 04 triệu đồng

Biện pháp khắc phục hậu quả: Hủy hóa đơn hết hạn sử dụng.

20

Không khai báo việc làm mất hóa đơn đã mua nhưng chưa lập.

Từ 06 – 08 triệu đồng

21

Cho, bán hóa đơn đã mua nhưng chưa lập.

Từ 20 – 50 triệu đồng

Biện pháp khắc phục hậu quả: Hủy hóa đơn đã mua và chưa lập.

Vi phạm về sử dụng hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ

(Điều 38 Nghị định 109/2013/NĐ-CP được bổ sung bởi khoản 4 Điều 3 Nghị định 49/2016/NĐ-CP)

22

Không lập đủ các nội dung bắt buộc trên hóa đơn theo quy định, trừ các trường hợp hóa đơn không nhất thiết phải lập đầy đủ nội dung.

Từ 200.000 đồng01 triệu đồng

23

Không hủy hoặc hủy không đúng quy định các hóa đơn đã phát hành nhưng chưa lập, không còn giá trị sử dụng.

Từ 02 – 04 triệu đồng

Biện pháp khắc phục hậu quả: Hủy hóa đơn đã phát hành nhưng chưa lập, không còn giá trị sử dụng.

24

Lập hóa đơn không đúng thời điểm theo quy định của pháp luật về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.

Từ 04 – 08 triệu đồng

25

Lập hóa đơn không theo thứ tự từ số nhỏ đến số lớn.

Từ 04 – 08 triệu đồng

26

Ngày ghi trên hóa đơn đã lập xảy ra trước ngày mua hóa đơn của cơ quan thuế.

Từ 04 – 08 triệu đồng

27

Lập hóa đơn nhưng không giao cho người mua, trừ trường hợp trên hóa đơn ghi rõ người mua không lấy hóa đơn hoặc hóa đơn được lập theo bảng kê.

Từ 04 – 08 triệu đồng

28

Không lập bảng kê hoặc không lập hóa đơn tổng hợp theo quy định của pháp luật về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.

Từ 04 – 08 triệu đồng

29

Lập sai loại hóa đơn theo quy định của pháp luật về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và đã giao cho người mua hoặc đã kê khai thuế.

Từ 04 – 08 triệu đồng

30

Làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã phát hành nhưng chưa lập hoặc hóa đơn đã lập (liên giao cho khách hàng) nhưng khách hàng chưa nhận được hóa đơn hoặc hóa đơn đã lập theo bảng kê bán lẻ hàng hóa, dịch vụ; trừ trường hợp mất, cháy, hỏng hóa đơn do thiên tai, hỏa hoạn hoặc do sự kiện bất ngờ, sự kiện bất khả kháng khác thì không bị xử phạt tiền.

Trường hợp mất, cháy, hỏng hóa đơn, trừ liên giao cho khách hàng, trong thời gian lưu trữ thì xử phạt theo pháp luật về kế toán

Từ 04 – 08 triệu đồng

Lưu ý: Trường hợp người bán tìm lại được hóa đơn đã mất (liên giao cho khách hàng) khi cơ quan thuế chưa ban hành quyết định xử phạt thì người bán không bị phạt tiền.

31

Không lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ có giá trị thanh toán từ 200.000 đồng trở lên cho người mua theo quy định.

Từ 10 – 20 triệu đồng

Lưu ý: Cùng với việc bị xử phạt, tổ chức, cá nhân kinh doanh phải lập hóa đơn giao cho người mua.

32

Sử dụng hóa đơn bất hợp pháp (trừ hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 37 Nghị định 109/2013/NĐ-CP) và hành vi sử dụng bất hợp pháp hóa đơn.

Từ 20 – 50 triệu đồng

Vi phạm quy định về sử dụng hóa đơn của người mua

(Điều 39 Nghị định 109/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 6 Điều 3 Nghị định 49/2016/NĐ-CP)

33

Làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập (liên giao cho khách hàng) để hạch toán kế toán, kê khai thuế và thanh toán vốn ngân sách; trừ trường hợp mất, cháy, hỏng hóa đơn do thiên tai, hỏa hoạn hoặc do sự kiện bất ngờ, sự kiện bất khả kháng khác thì không bị xử phạt tiền.

Trường hợp người bán và người mua lập biên bản ghi nhận sự việc, người bán đã kê khai, nộp thuế, có hợp đồng, chứng từ chứng minh việc mua bán hàng hóa và có 01 tình tiết giảm nhẹ thì xử phạt ở mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có từ 02 tình tiết giảm nhẹ thì phạt cảnh cáo.

Từ 04 – 08 triệu đồng

Lưu ý: Trường hợp người mua tìm lại được hóa đơn đã mất khi cơ quan thuế chưa ban hành quyết định xử phạt thì người mua không bị phạt tiền.

34

Sử dụng hóa đơn bất hợp pháp và sử dụng bất hợp pháp hóa đơn.

Từ 20 – 50 triệu đồng

Trên đây là mức phạt vi phạm hành chính về hóa đơn đối với các hành vi vi phạm phổ biến. Ngoài ra, để biết khi nào phải sử dụng hóa đơn điện tử hãy xem tại: Thời hạn bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử.