Nghị định 167: Toàn bộ lỗi vi phạm trật tự xã hội và mức phạt Update 01/2025

Hiện nay, các vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phòng chống tệ nạn xã hội, phòng cháy và chữa cháy, phòng chống bạo lực gia đình được áp dụng mức xử phạt tại Nghị định 167/2013/NĐ-CP.

Nội dung:

1 – Xúc phạm nhân phẩm người khác. 

2 – Đánh nhau, xúi giục người khác đánh nhau. 

3 – Say rượu, bia gây mất trật tự công cộng. 

4 – Gây tiếng động lớn, làm ồn ào hàng xóm.

5 – Tiểu tiện không đúng nơi quy định. 

6 – Đổ rác, vứt rác không đúng nơi quy định. 

7 – Không đăng ký tạm trú, thường trú. 

8 – Không xuất trình CMND khi có yêu cầu.

9 – Trộm cắp tài sản. 

10 – Hối lộ người thi hành công vụ. 

11 – Mua dâm, bán dâm.

12 – Đánh bạc trái phép.

13 – Dùng điện thoại, lửa tại nơi có quy định cấm.

14 – Đánh đập thành viên trong gia đình. 

15 – Bỏ mặc, không chăm sóc bố, mẹ già yếu. 

16 – Chì chiết, chửi mắng thành viên trong gia đình. 

17 – Ngăn cản thành viên gia đình gặp gỡ người thân. 

18 – Không cho thành viên gia đình sử dụng tài sản chung

19 – Đuổi thành viên gia đình ra khỏi nhà. 

20 – Ngăn cản vợ/chồng thăm con sau ly hôn

 

Dưới đây, LuatVietnam điểm lại mức phạt của 20 hành vi vi phạm phổ biến nhất trong các lĩnh vực nêu trên.

1 – Xúc phạm nhân phẩm người khác

Người nào có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác thì bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng (theo điểm a khoản 1 Điều 5).

2 – Đánh nhau, xúi giục người khác đánh nhau

Hành vi đánh nhau hoặc xúi giục người khách đánh nhau gây mất trật tự công cộng cũng sẽ bị phạt từ 500.000 đồng – 01 triệu đồng (điểm a khoản 2 Điều 5).

20 vi phạm phổ biến nhất về trật tự xã hội và mức xử phạt

Đánh nhau bị phạt đến 01 triệu đồng (Ảnh minh họa)
 

3 – Say rượu, bia gây mất trật tự công cộng

Mức phạt từ 500.000 đồng – 01 triệu đồng cũng được áp dụng đối với người có hành vi say rượu, bia gây mất trật tự công cộng (điểm c khoản 2 Điều 5).

4 – Gây tiếng động lớn, làm ồn ào hàng xóm

Các hành vi gây tiếng động lớn, huyên náo tại khu dân cư, nơi công cộng như hát karaoke gây ồn áo hàng xóm… từ 22 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ sáng ngày hôm sau bị cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng – 300.000 đồng (điểm a khoản 1 Điều 6).

5 – Tiểu tiện không đúng nơi quy định

Nghị định 167 cũng chỉ rõ, người tiểu tiện, đại tiện ở đường phố, trên các lối đi chung ở khu công cộng và khu dân cư sẽ bị cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng – 300.000 đồng (điểm c khoản 1 Điều 7).

6 – Đổ rác, vứt rác không đúng nơi quy định

Hành vi đổ rác, chất thải hoặc bất cứ vật gì khác vào hố ga, hệ thống thoát nước công cộng, trên vỉa hè, lòng đường bị phạt tiền từ 01 – 02 triệu đồng (điểm c khoản 2 Điều 7).

20 vi phạm phổ biến nhất về trật tự xã hội và mức xử phạt

Vứt rác bừa bãi bị phạt đến 02 triệu đồng (Ảnh minh họa)
 

7 – Không đăng ký tạm trú, thường trú

Cá nhân, chủ hộ gia đình không thực hiện đúng quy định về đăng ký thường trú, tạm trú hoặc điều chỉnh những thay đổi trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú bị phạt tiền từ 100.000 đồng – 300.000 đồng (điểm a khoản 1 Điều 8).

8 – Không xuất trình CMND khi có yêu cầu

Hành vi không xuất trình CMND khi có yêu cầu kiểm tra của người có thẩm quyền sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng – 200.000 đồng (điểm a khoản 1 Điều 9).

9 – Trộm cắp tài sản

Hành vi trộm cắp tài sản chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự bị phạt tiền từ 01 – 02 triệu đồng.

Hành vi dùng thủ đoạn gian dối hoặc công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác cũng bị phạt tiền ở mức tương tự (điểm a, b, c khoản 1 Điều 15).

10 – Hối lộ người thi hành công vụ

Người nào đưa tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác cho người thi hành công vụ để trốn tránh việc xử lý vi phạm hành chính thì bị phạt tiền từ 03 triệu – 05 triệu đồng (điểm c khoản 3 Điều 20).

20 vi phạm phổ biến nhất về trật tự xã hội và mức xử phạt

“Lót tay” cho người thi hành công vụ, phạt đến 05 triệu đồng (Ảnh minh họa)
 

11 – Mua dâm, bán dâm

Người mua dâm bị phạt tiền từ 500.000 đồng – 01 triệu đồng, trong khi đó, người bán dâm bị phạt tiền từ 100.000 đồng – 300.000 đồng (khoản 1 Điều 22 và khoản 1 Điều 23).

Riêng hành vi bán dâm nhiều người cùng lúc, bị phạt từ 300.000 đồng – 500.000 đồng (khoản 2 Điều 23); mua dâm nhiều người cùng lúc bị phạt từ 02 – 05 triệu đồng (khoản 2 Điều 22).

12 – Đánh bạc trái phép

Đánh bạc trái phép bằng một trong các hình thức như: Xóc đĩa, tá lả, tổ tôm, tú lơ khơ, tam cúc, 3 cây, tứ sắc, đỏ đen, cờ thế hoặc các hình thức khác mà được, thua bằng tiền, hiện vật; đánh bạc bằng máy, trò chơi điện tử trái phép… bị phạt từ 01 triệu đồng – 02 triệu đồng (điểm a khoản 2 Điều 26).

13 – Dùng điện thoại, lửa tại nơi có quy định cấm

Nghị định 167 về mức xử phạt trật tự xã hội cũng quy định phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng – 300.000 đồng với hành vi sử dụng diêm, bật lửa, điện thoại di động ở những nơi có quy định cấm (khoản 1 Điều 33).

14 – Đánh đập thành viên trong gia đình

Hành vi đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình bị tiền từ 01 – 1,5 triệu đồng (khoản 1 Điều 49).

15 – Bỏ mặc, không chăm sóc bố, mẹ già yếu

Hành hạ, ngược đãi thành viên gia đình như: Bắt nhịn ăn, nhịn uống, bắt chịu rét, mặc rách; bỏ mặc không chăm sóc thành viên gia đình gia đình là người già, yếu, tàn tật, phụ nữ có thai, phụ nữ nuôi con nhỏ… bị phạt từ 1,5 – 02 triệu đồng (khoản 1 Điều 50).

16 – Chì chiết, chửi mắng thành viên trong gia đình

Mọi hành vi lăng mạ, chì chiết, xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình bị phạt từ 500.000 đồng – 01 triệu đồng (khoản 1 Điều 51).

20 vi phạm phổ biến nhất về trật tự xã hội và mức xử phạt

Chì chiết, lăng mạ thành viên gia đình bị phạt đến 01 triệu đồng (Ảnh minh họa)
 

17 – Ngăn cản thành viên gia đình gặp gỡ người thân

Người nào cấm thành viên gia đình ra khỏi nhà, ngăn cản thành viên gia đình gặp gỡ người thân, bạn bè hoặc có các mối quan hệ xã hội hợp pháp, lành mạnh nhằm mục đích cô lập, gây áp lực thường xuyên về tâm lý đối với thành viên đó bị phạt cảnh cáo, hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng – 300.000 đồng (điểm a khoản 1 Điều 52).

18 – Không cho thành viên gia đình sử dụng tài sản chung

Việc không cho thành viên gia đình sử dụng tài sản chung vào mục đích chính đáng được coi là một trong những hành vi bạo lực về kinh tế và bị phạt từ 300.000 đồng – 500.000 đồng (khoản 1 Điều 56).

19 – Đuổi thành viên gia đình ra khỏi nhà

Cũng theo Nghị định 167 về mức xử phạt trật tự xã hội, sẽ phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở hợp pháp của họ (khoản 1 Điều 57).

20 – Ngăn cản vợ/chồng thăm con sau ly hôn

Hành vi ngăn cản quyền thăm nom, chăm sóc giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con, trừ trường hợp cha, mẹ bị hạn chế quyền thăm nom con theo quyết định của tòa án… bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng – 300.000 đồng (Điều 53).

Để tìm hiểu thêm về các quy định của Nghị định 167 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự, an toàn xã hội, phòng chống tệ nạn xã hội, bạo lực gia đình…, quý khách hàng có thể tham khảo toàn văn Nghị định này tại đây.

Xem thêm:

Đánh ghen thế nào cho đúng luật?

Vợ chì chiết chồng, bị phạt 1 triệu đồng

Làm sao để chứng minh không mua, bán dâm khi vào nhà nghỉ?

“Nghịch” chuông báo cháy, phạt ngay 5 triệu!

Vợ lột sạch lương của chồng bị phạt đến 500.000 đồng.

Lan Vũ