Giết trộm bò hàng xóm lấy lòng uống rượu Update 01/2025

1024×768

Thèm lòng bò uống rượu, hai đối tượng rủ nhau đi bắt trộm bò nhà hàng xóm rồi giết thịt. Hai đối tượng này bị điều tra về hành vi trộm cắp tài sản.

Normal
0

false
false
false

EN-US
X-NONE
X-NONE

/* Style Definitions */
table.MsoNormalTable
{mso-style-name:”Table Normal”;
mso-tstyle-rowband-size:0;
mso-tstyle-colband-size:0;
mso-style-noshow:yes;
mso-style-priority:99;
mso-style-qformat:yes;
mso-style-parent:””;
mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt;
mso-para-margin:0in;
mso-para-margin-bottom:.0001pt;
mso-pagination:widow-orphan;
font-size:11.0pt;
font-family:”Calibri”,”sans-serif”;
mso-ascii-font-family:Calibri;
mso-ascii-theme-font:minor-latin;
mso-fareast-font-family:Calibri;
mso-fareast-theme-font:minor-latin;
mso-hansi-font-family:Calibri;
mso-hansi-theme-font:minor-latin;
mso-bidi-font-family:”Times New Roman”;
mso-bidi-theme-font:minor-bidi;}

Đêm 23/07, khi đi kiểm tra tại dốc Kẻm Tẹ thuộc địa bàn xã Bình Chuẩn (Con Cuông, tỉnh Nghệ An), lực lượng chức năng phát hiện và bắt giữ Lô Văn Đức (31 tuổi) và Vi Văn Lê (49 tuổi) cùng trú xã Bình Chuẩn đang làm thịt gia súc có nhiều biểu hiện nghi vấn. Quá trình điều tra, hai đối tượng này khai nhận do thèm lòng bò để uống rượu nhưng không có tiền mua nên đã bắt trộm bò của hàng xóm để giết thịt. Tại nhà của hai đối tượng này, công an phát hiện một bộ lòng bò, một bộ xương sườn. Riêng số thịt bò đã được các đối tượng đem đi bán lấy tiền. Đức và Lê bị điều tra về hành vi trộm cắp tài sản.

 


Số lòng bò, xương bò bị phát hiện tố cáo Đức và Lê 

Trộm cắp tài sản của người khác là hành vi trái pháp luật, tùy theo giá trị tài sản bị trộm cắp, người thực hiện hành vi trộm cắp sẽ bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Theo đó, nếu giá trị tài sản bị trộm cắp không lớn, người thực hiện hành vi trộm cắp sẽ bị xử phạt hành chính. Khoản 1 Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; Phòng, chống tệ nạn xã hội; Phòng cháy và chữa cháy; Phòng chống bạo lực gia đình có nêu: Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: Trộm cắp tài sản; Công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác; Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản của người khác; Sử dụng trái phép tài sản của người khác.

Trong trường hợp giá trị tài sản bị trộm cắp lớn, người có hành vi trộm cắp có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự Tội trộm cắp tài sản theo quy định của Bộ luật Hình sự.

Cụ thể, Điều 138 Bộ luật Hình sự 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009 có quy định về Tội trộm cắp tài sản như sau: Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ 02 triệu đồng đến dưới 05 triệu đồng hoặc dưới 02 triệu đồng những gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Người phạm tội sẽ bị phạt tù từ 02-07 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau: Có tổ chức; Có tính chất chuyên nghiệp; Tái phạm nguy hiểm; Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 50 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng; Gây hậu quả nghiêm trọng… Trong trường hợp, người phạm tội chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên hoặc gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 05-50 triệu đồng.

Đối với trường hợp trộm bò để lấy lòng uống rượu nói trên, để có căn cứ chính xác xử phạt hai đối tượng Đức và Lê, các cơ quan chức năng cần xem xét đến giá trị tài sản là con bò bị trộm. Nếu con bò có giá trị trên 02 triệu đồng thì hai đối tượng Đức và Lê sẽ bị xử lý hình sự theo Điều 138. Một bài học đắt giá cho những kẻ trộm cắp, coi thường pháp luật.

Mức xử phạt trên chỉ mang tính chất tham khảo, để tìm hiểu rõ hơn về những quy định được nêu trong bài, bạn đọc tham khảo những văn bản sau:

Nghị định 167/2013/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình

Bộ luật Hình sự số 15/1999/QH10 của Quốc hội

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự, số 37/2009/QH12 của Quốc hội