Phân biệt vi bằng và văn bản công chứng Update 01/2025

Không ít người nhầm lẫn vi bằng do Thừa phát lại lập có giá trị như văn bản công chứng. Để tránh nhầm lẫn giữa hai loại văn bản khác nhau này, dưới đây LuatVietnam sẽ phân biệt vi bằng và văn bản công chứng.

Tiêu chí

Vi bằng

Văn bản công chứng

Chủ thể lập

Thừa phát lại

Theo Điều 10 Nghị định 61/2009/NĐ-CP, tiêu chuẩn bổ nhiệm thừa phát lại như sau:

– Là công dân Việt Nam, có sức khỏe, có phẩm chất đạo đức tốt;

– Không có tiền án;

– Có bằng cử nhân luật;

– Đã công tác trong ngành pháp luật trên 05 năm hoặc đã từng là Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư; Chấp hành viên, Công chứng viên, Điều tra viên từ Trung cấp trở lên;

– Có chứng chỉ hoàn thành lớp tập huấn về nghề Thừa phát lại do Bộ Tư pháp tổ chức;

– Không kiêm nhiệm hành nghề Công chứng, Luật sư và những công việc khác theo quy định của pháp luật.

Công chứng viên

Căn cứ Điều 8, Luật công chứng 2014, công chứng viên cần đáp ứng tiêu chuẩn:

– Có bằng cử nhân luật;

– Có thời gian công tác pháp luật từ 05 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã có bằng cử nhân luật;

– Tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng;

– Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng;

– Bảo đảm sức khỏe để hành nghề công chứng.

Nội dung

Theo khoản 2 Điều 7 Nghị định 61/2009/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 135/2013/NĐ-CP:

Vi bằng ghi nhận lại những sự kiện, hành vi khách quan theo yêu cầu của các chủ thể. Không thừa nhận hay đánh giá tính hợp pháp của các sự kiện, hành vi, quan hệ xã hội… chỉ ghi nhận những gì có thật đã xảy ra trên thực tế

Chứng nhận và bảo đảm tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch; tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân hoặc các trường hợp luật định

Giá trị

Giá trị chứng cứ

Giá trị chứng cứ và thi hành

Hậu quả pháp lý

Vi bằng không phải là hợp đồng, giao dịch. Vi bằng chỉ là sự ghi nhận những sự kiện, hành vi, tuyên bố, cam kết, thỏa thuận, xác nhận sự kiện có thật. Hành vi của các bên tham gia vào quá trình lập vi bằng, tương ứng với những quy định của pháp luật có liên quan mới làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của họ theo quy định của pháp luật và họ tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi của mình.

Hợp đồng, giao dịch có hiệu lực thi hành đối với các bên, trừ trường hợp bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu, pháp luật có quy định khác hoặc các bên có thỏa thuận khác.

Lưu trữ

– 1 bản tại Sở tư pháp;

– 1 bản cho người yêu cầu;

– 1 bản tại Văn phòng

Lưu trữ tại Văn phòng công chứng và các bên có liên quan

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp

Tòa án

 Tòa án

Xem thêm:

Luật Công chứng: 8 điểm đáng chú ý nhất năm 2018

Thực chất, vi bằng mua bán nhà đất là gì?

LuatVietnam