Danh mục các bệnh được nghỉ ốm đau dài ngày mới nhất Update 01/2025

Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bị các bệnh nào được xem là mắc bệnh cần điều trị dài ngày? Dưới đây LuatVietnam sẽ giới thiệu tới độc giả Danh mục các bệnh được nghỉ ốm đau dài ngày mới nhất.

* Do danh mục bệnh dài ngày mới nhất quá dài, để tiện tra cứu, độc giả vui lòng tải file dưới đây.

https://cdn.luatvietnam.vn/uploaded/Others/2020/11/26/Danh_muc_benh_can_chua_tri_dai_ngay_2611121456.docx

Danh mục 332 bệnh cần chữa trị dài ngày

Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày đã được Bộ Y tế ban hành kèm theo Thông tư 46/2016/TT-BYT. Đây là cơ sở để thực hiện chế độ ốm đau, một trong những quyền lợi cho người lao động theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội.

Cụ thể, dưới đây là một số bệnh trong danh mục 332 bệnh cần chữa trị dài ngày phân theo các chuyên khoa và mã bệnh theo Phân loại quốc tế bệnh tật (ICD-10):

STT

Danh mục bệnh theo các chuyên khoa

Mã bệnh theo ICD 10

I

Bệnh nhiễm trùng và ký sinh trùng

1.

Nhiễm Amip dai dẳng (ở ruột và gan)

A06

2.

Tiêu chảy kéo dài

A09

3.

Bệnh lao các loại trong giai đoạn điều trị và di chứng

A15 đến A19

4.

Bệnh do trực khuẩn lao không điển hình NTM (Trực khuẩn có ở khắp mọi nơi kể cả da, hạch, phổi)

A15.3

5.

Bệnh Withmore

A24.4

6.

Bệnh nhiễm Brucella

A23

7.

Uốn ván nặng và di chứng

A35

8.

Bệnh phong (bệnh Hansen) và di chứng

A30, B92

9.

Di chứng do lao xương và khớp

B90.2

10.

Viêm gan vi rút B mạn tính

B18.1

11.

Viêm gan vi rút C mạn tính

B18.2

12.

Viêm gan vi rút D mạn tính

B18.8

13.

Viêm gan E mãn tính

B18.8

14.

Bệnh nhiễm vi rút suy giảm miễn dịch ở người HIV/AIDS

B20 đến B24, Z21

15.

Di chứng viêm não, màng não do vi khuẩn, virus, ký sinh trùng

B94.1, B94.8, B94.9

16.

Viêm màng não do nấm (candida, cryptococcus)

B37.5, B45.1

17.

Bệnh phổi do nấm

B38 đến B46

18.

Nhiễm nấm Cryptococcus

B45

19.

Nhiễm nấm penicillium marneffei

B48.4

20.

Sốt rét do Plasmodium Falciparum thể não

B50.0

21.

Sốt rét do Plasmodium Falciparum thể nặng và biến chứng

B50.8

22.

Nhiễm xoắn trùng sán lợn ở não

B70

23.

Nhiễm giun xoắn

B75

24.

Nhiễm sán lá gan nhỏ

B66.1

25.

Nhiễm sán lá gan lớn

B66.3

26.

Nhiễm ký sinh trùng (Toxocara, Cysticerose, Stronglyloides,…)

B89

27.

Nhiễm trùng do vi khuẩn đa kháng thuốc

 

28.

Viêm màng não do Streptococcus suis

G00.2

29.

Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn

I33

30.

Viêm xoang

J32

31.

Viêm gan do rượu

K70.5

32.

Viêm khớp do lao

M01.1

33.

Lao cột sống

M49.0

34.

Viêm đường tiết niệu tái phát

N00

II

Bướu tân sinh (Neoplasm)

35.

Bệnh ung thư các loại

C00 đến C97;

D00 đến D09

36.

U xương lành tính có tiêu hủy xương

D16

37.

U tuyến thượng thận

D35.0

38.

U không tiên lượng được tiến triển và tính chất

D37 đến D48

Thời gian hưởng chế độ ốm đau dài ngày là bao nhiêu?

Theo quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội 2014, thông thường, số ngày nghỉ hưởng chế độ ốm đau trong khoảng 30-70 ngày tương ứng thời gian đóng bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên với người mắc bệnh cần chữa trị dài ngày sẽ được hưởng số ngày nghỉ nhiều hơn.

Cụ thể, căn cứ khoản 2 Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội, thời gian hưởng chế độ ốm đau cho người lao động nghỉ việc do mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày ở trên như sau:

– Tối đa 180 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

– Hết thời hạn hưởng chế độ ốm đau 180 ngày mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn nhưng thời gian hưởng tối đa bằng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.

Trên đây là Danh mục bệnh dài ngày mới nhất, người lao động nên lưu ý để đảm bảo quyền và lợi ích cho mình khi chẳng may ốm đau, bệnh tật. Nếu còn vấn đề thắc mắc nào khác, bạn đọc có thể liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ.

>> Mức hưởng chế độ ốm đau hiện nay như thế nào?