Hết hạn HĐLĐ khi nghỉ thai sản có được ký tiếp? Update 01/2025

Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Nếu trong thời gian nghỉ thai sản mà hợp đồng lao động hết hạn thì người lao động có được ký tiếp?

Không bắt buộc phải ký tiếp hợp đồng lao động

Theo khoản 3 Điều 155 Bộ luật Lao động mới nhất 2012, người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ) với lao động nữ vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng…

Theo đó, người sử dụng lao động không được đơn phương chấm dứt HĐLĐ với lao động nữ vì lý do nghỉ thai sản.

Tuy nhiên, một trong những trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động được quy định tại Điều 36 Bộ luật này thì HĐLĐ sẽ chấm dứt khi hết hạn hợp đồng.

Như vậy, pháp luật chỉ cấm người sử dụng lao động sa thải, đơn phương chấm dứt HĐLĐ vì lý do mang thai, nghỉ thai sản… chứ không có quy định nào bắt buộc người sử dụng lao động phải tiếp tục ký HĐLĐ với người đang nghỉ thai sản khi hết hạn hợp đồng.

Do đó, khi hết hạn HĐLĐ, người sử dụng lao động và người lao động có quyền thỏa thuận về việc ký tiếp HĐLĐ hay không. Nếu hai bên không thỏa thuận được về việc ký tiếp HĐLĐ thì HĐLĐ cũ sẽ đương nhiên chấm dứt.


Hết hạn HĐLĐ khi nghỉ thai sản có được ký tiếp? (Ảnh minh họa)

Thời gian đóng BHXH khi nghỉ thai sản mà hết hạn HĐLĐ

Lao động nữ hết hạn HĐLĐ trong thời gian nghỉ thai sản nếu có đủ điều kiện vẫn được hưởng các chế độ thai sản theo quy định.

Xem thêm: Không phải cứ đóng bảo hiểm là được hưởng chế độ thai sản!

Tuy nhiên, việc tính thời gian đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) của lao động nữ trong thời gian nghỉ thai sản sẽ bị gián đoạn.

Theo khoản 2 Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội, thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng được tính là thời gian đóng BHXH, người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng BHXH.

Tuy nhiên, theo khoản 2 Điều 12 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH, trường hợp HĐLĐ hết thời hạn trong khi người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản thì thời gian hưởng chế độ thai sản từ khi nghỉ việc đến khi HĐLĐ hết thời hạn được tính là thời gian đóng BHXH.

Còn thời gian hưởng chế độ thai sản sau khi HĐLĐ hết thời hạn không được tính là thời gian đã đóng BHXH.

Như vậy, thời gian tham gia đóng BHXH của lao động nữ có HĐLĐ hết hạn trong thời gian nghỉ thai sản được tính từ khi nghỉ hưởng chế độ thai sản cho đến khi hết hạn hợp đồng, còn từ thời điểm hết hạn hợp đồng trở đi thì thời gian đó không được tính là thời gian tham gia đóng BHXH.

Xem thêm:                                                           

Tiền thai sản năm 2019 sẽ thay đổi thế nào?

Chính sách Bảo hiểm xã hội năm 2018 có gì mới?

Tất tật những khoản tiền lao động nữ nhận được khi sinh con

Nghỉ thai sản có phải đóng BHXH?

Có được nghỉ phép năm ngay sau khi nghỉ thai sản?

LuatVietnam