Từ 01/7/2020, mức bồi thường thiệt hại trong Dân sự tăng cao! Update 01/2025

Việc tăng lương cơ sở kéo theo các lĩnh vực khác cũng có nhiều sự thay đổi. Một trong số đó là mức bồi thường thiệt hại từ 01/7/2020 sẽ tăng mạnh nhất trong những năm gần đây.

*Lưu ý: Bài viết này được đăng tải ở thời điểm Quốc hội chưa thông qua Nghị quyết 122 về chưa tăng lương cơ sở từ 01/7/2020 do những tác động tiêu cực của dịch Covid-19.

Khi nào phải bồi thường thiệt hại?

Theo quy định tại Điều 11 Bộ luật Dân sự hiện hành, khi quyền dân sự của cá nhân, tổ chức bị xâm phạm thì có thể yêu cầu các bên có liên quan phải bồi thường thiệt hại.

Không chỉ vậy, Điều 584 Bộ luật trên cũng nêu rõ, căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường là khi có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản… mà gây thiệt hại.

Như vậy, có thể hiểu, một người chỉ phải bồi thường thiệt hại khi:

–  Có hành vi xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức khác;

– Có thiệt hại xảy ra.

Đặc biệt: Nếu do sự kiện bất khả kháng hoặc thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại thì không phải bồi thường. Nếu tài sản gây thiệt hại thì người có trách nhiệm bồi thường là chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản đó.

Như vậy, một người chỉ phải bồi thường khi có hành vi xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của người khác và có thiệt hại thực tế xảy ra.

bồi thường thiệt hại từ 01/7/2020

Mức bồi thường thiệt hại năm 2020 sẽ thay đổi thế nào? (Ảnh minh họa)

Mức bồi thường thiệt hại tăng nhiều nhất từ 01/7/2020

Cũng theo Bộ luật Dân sự, một người phải bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng khi xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản và quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.

Trong đó, mức bồi thường phải căn cứ vào thiệt hại thực tế xảy ra. Và thiệt hại này phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Về cách thức và số lần bồi thường thiệt hại, các bên có thể thỏa thuận. Cơ quan có thẩm quyền sẽ công nhận sự thỏa thuận của các bên.

Không chỉ vậy, ngoài mức bồi thường thực tế thì khi bị thiệt hại, người gây ra phải bồi thường một khoản tiền để bù đắp tổn thất tinh thần. Trong đó, mức bù đắp do các thỏa thuận. Nếu không thỏa thuận được thì sẽ bị ấn định:

– Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm: Tối đa không quá 50 lần mức lương cơ sở;

– Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm: Tối đa không quá 100 lần mức lương cơ sở;

– Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín; mồ mả bị xâm phạm: Tối đa không quá 10 lần mức lương cơ sở;

– Thiệt hại do thi thể bị xâm phạm: Tối đa không quá 30 lần mức lương cơ sở;

Trong đó, hiện nay, theo Báo cáo ngân sách được Bộ Tài chính công bố tháng 10 vừa qua, năm 2020 sẽ tiếp tục tăng lương cơ sở từ 1,49 triệu đồng/tháng lên 1,6 triệu đồng/tháng. Như vậy, khi lương cơ sở tăng thì mức tiền bồi thường thiệt hại cũng tăng mạnh, cụ thể:

Đơn vị: triệu đồng

STT

Mức bù đắp tổn thất tinh thần do thiệt hại về

Hiện nay (mức lương cơ sở = 1,49)

Từ 01/7/2020 (mức lương cơ sở = 1,6)

1

Sức khỏe

74,5

80

2

Tính mạng

149

160

3

Danh dự, nhân phẩm, uy tín

14,9

16

4

Xâm phạm thi thể

44,7

48

5

Xâm phạm mồ mả

14,9

16

Căn cứ bảng trên, có thể thấy khi mức lương cơ sở tăng lên 1,6 triệu đồng/tháng thì mức bồi thường cũng tăng theo và dự kiến đến năm 2020, số tiền này sẽ tăng cao nhất trong những năm trở lại đây.

>> Lương cơ sở năm 2020 tăng, có ít nhất 5 khoản tiền sẽ tăng theo

Nguyễn Hương