Mẫu Đơn đăng ký học nghề dành cho lao động nông thôn Update 01/2025

Đơn đăng ký học nghề được ban hành kèm Thông tư liên tịch 30/2012/TTLT-TTLT-BLĐTBXH-BNN&PTNT-BNV-BCT-BTTTT về Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020.

đơn xin học nghề

Các đối tượng lao động nông thôn được hỗ trợ dạy nghề

Theo quy định tại Quyết định 1956/QĐ-TTg được sửa đổi bởi Quyết định 971/QĐ-TTg người được hỗ trợ, tạo điều kiện dạy nghề là lao động nông thôn từ đủ 15 tuổi đến 60 tuổi (nam), 55 tuổi (nữ), có trình độ học vấn và sức khỏe phù hợp với nghề cần học:

– Có hộ khẩu thường trú tại xã;

– Có hộ khẩu thường trú tại phường, thị trấn đang trực tiếp làm nông nghiệp hoặc có đất nông nghiệp bị thu hồi;

Trong đó, ưu tiên dạy nghề cho người thuộc diện hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, hộ nghèo, hộ cận nghèo, người dân tộc thiểu số, người khuyết tật, người bị thu hồi đất nông nghiệp, ngư dân…
 

Mức hỗ trợ cho các đối tượng lao động nông thôn

Các đối tượng trên được hỗ trợ chi phí học nghề ngắn hạn với mức cụ thể theo Quyết định 971/QĐ-TTg:

STT

Đối tượng

Mức hỗ trợ

1

– Người có công với cách mạng;

– Hộ nghèo;

– Người dân tộc thiểu số;

– Người tàn tật;

– Người bị thu hồi đất canh tác

– Chi phí đào tạo: 03 triệu đồng/người/khóa học;

– Tiền ăn: 15.000 đồng/ngày học/người;

– Tiền đi lại tối đa: 200.000/người/khóa học (cách nơi học 15 km).

2

Hộ cận nghèo

2,5 triệu đồng/người/khóa học

3

Lao động nông thôn khác

02 triệu đồng/người/khóa học

4

Học nghề vay tín dụng để học

100% lãi suất khoản vay

Đáng lưu ý: Mỗi lao động nông thôn chỉ được hỗ trợ đào tạo nghề 01 lần theo chính sách này; Nếu đã được hỗ trợ theo chính sách khác thì không còn được hỗ trợ theo chính sách này nữa.
 

Mẫu đơn đăng ký học nghề dành cho lao động nông thôn

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập  –  Tự do  –  Hạnh phúc

 

ĐƠN ĐĂNG KÝ HỌC NGHỀ

Họ và tên: ……………………………………………………            Nam          Nữ

Sinh ngày………tháng ……….năm ………… Dân tộc: ……….Tôn giáo:…………..

Số CMTND: ………………Nơi cấp:……………………………..Ngày cấp:……………..

Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:……………………………………………………….

Chỗ ở hiện tại: ……………………………………………………………………………….

Trình độ học vấn: ………………………………Điện thoại liên hệ: ………………….

Đối tượng theo Quyết định 1956/QĐ-TTg (Đề nghị chọn 1 trong 3 đối tượng dưới đây):

+ Người có công với cách mạng, hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, người tàn tật, người bị thu hồi đất canh tác.

+ Người  thuộc hộ cận nghèo.

+ Đối tượng lao động nông thôn khác.

Tôi chưa được hỗ trợ học nghề theo chính sách của Quyết định 1956; chưa được hỗ trợ học nghề theo các chính sách khác của Nhà nước.

Nay tôi làm đơn đăng ký học nghề:…………………………..do:……………………..

tổ chức đào tạo tại:…………………………………………………

Dự kiến việc làm sau khi học (Đề nghị chọn 1 trong 4 lựa chọn dưới đây):

+ Tự tạo việc làm             

+ Được doanh nghiệp, đơn vị bao tiêu sản phẩm            

+ Được doanh nghiệp, người sử dụng lao động ký hợp đồng lao động    

+ Đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.

Nếu được tham gia lớp học, tôi xin chấp hành nội quy lớp học, quy định của cơ sở dạy nghề.

Tôi xin cam đoan những thông tin trên hoàn toàn đúng sự thật, nếu có gì không đúng, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm./.

Xác nhận của UBND cấp xã: …………     .…., ngày ….. tháng …. năm 20…..

Xác nhận Ông (bà) ……………………                      Người viết đơn

có hộ khẩu thường trú/tạm trú tại xã:……              (Ký, ghi rõ họ và tên)

và thuộc diện đối tượng (1): ……………

TM. UBND xã ……………………………..

                     (Ký tên và đóng dấu)

 

Chú thích:

(1) Ghi cụ thể đối tượng của người có đơn đăng ký học nghề.

đơn xin học nghề

>> Thù lao giáo viên dạy nghề sơ cấp tối đa 02 triệu đồng/người/buổi

Nguyễn Hương