Xin giấy phép kinh doanh vận tải ô tô ở đâu? Thủ tục thế nào? Update 01/2025

Ngành nghề kinh doanh vận tải bằng xe ô tô đang phổ biến do nhu cầu vận chuyển hành khách, hàng hoá ngày càng cao. Khi kiếm lời từ hoạt động này, các đơn vị bắt buộc phải xin giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô thì mới có thể hoạt động hợp pháp.

Hiểu đúng về kinh doanh vận tải bằng xe ô tô?

Khoản 2 Điều 3 Nghị định 10/2020/NĐ-CP quy định:

“2. Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô là việc thực hiện ít nhất một trong các công đoạn chính của hoạt động vận tải (trực tiếp điều hành phương tiện, lái xe hoặc quyết định giá cước vận tải) để vận chuyển hành khách, hàng hóa trên đường bộ nhằm mục đích sinh lợi.”

Như vậy hoạt động được coi là kinh doanh vận tải ô tô phải có đầy đủ các yếu tố sau:

– Thực hiện ít nhất một trong các công đoạn chính của hoạt động vận tải như: trực tiếp điều hành phương tiện, lái xe, quyết định giá cước vận tải;

– Đối tượng vận chuyển là hành khách, hàng hoá;

– Hoạt động nhằm mục đích là sinh lời.

Theo quy định tại Khoản 3 Nghị định 10/2020/NĐ-CP, các hình thức kinh doanh vận tải ô tô phổ biến hiện nay là:

– Kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định;

– Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt theo tuyến cố định;

– Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi;

– Kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng không theo tuyến cố định (thực hiện theo hợp đồng vận chuyển hành khách bằng văn bản giấy hoặc điện tử);

– Kinh doanh vận tải khách du lịch bằng xe ô tô;

– Vận tải trung chuyển hành khách.

Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô (Ảnh minh hoạ)
 

Điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô

Căn cứ Điều 13, 14 Nghị định 10/2020/NĐ-CP, để hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, cá nhân, tổ chức phải đáp ứng những điều kiện sau:

Điều kiện đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách

Điều kiện kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô

Phải thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp theo hợp đồng thuê phương tiện bằng văn bản của đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô với tổ chức, cá nhân hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh theo quy định của pháp luật

– Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định phải có sức chứa từ 09 chỗ trở lên

Xem chi tiết: Điều kiện kinh doanh vận tải ô tô đối với hành khách

Xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa phải thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp theo hợp đồng thuê phương tiện bằng văn bản của đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa với tổ chức, cá nhân hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Xem chi tiết: Điều kiện kinh doanh vận tải ô tô đối hàng hoá.

Thủ tục xin giấy phép kinh doanh vận tải

Theo khoản 1 Điều 17 Nghị định 10/2020/NĐ-CP, đơn vị kinh doanh vận tải hành khách, đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa phải có Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô (sau đây gọi chung là Giấy phép kinh doanh).

Trước tiên, để xin giấy phép kinh doanh vận tải ô tô, cá nhân, tổ chức phải thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh và đăng ký ngành, nghề liên quan đến kinh doanh vận tải, cụ thể:

– 4921: Vận tải hành khách bằng xe buýt trong nội thành

– 4922: Vận tải hành khách bằng xe buýt giữa nội thành và ngoại thành, liên tỉnh

– 4931: Vận tải hành khách đường bộ trong nội thành, ngoại thành (trừ vận tải bằng xe buýt)

(theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg)

1. Chuẩn bị hồ sơ

1.1. Đối với doanh nghiệp, hợp tác xã

STT

Tài liệu

1

Giấy đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh theo mẫu quy định tại Phụ lục I của Nghị định 10/2020/NĐ-CP

2

Bản sao văn bằng, chứng chỉ của người trực tiếp điều hành hoạt động vận tải

3

Bản sao hoặc bản chính Quyết định thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ của bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông (áp dụng đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, vận tải hành khách bằng xe buýt, vận tải hành khách bằng xe taxi, vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ, vận tải hành khách sử dụng hợp đồng điện tử)

1.2. Đối với hộ kinh doanh

STT

Tài liệu

1

Giấy đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh theo mẫu quy định tại Phụ lục I của Nghị định 10/2020/NĐ-CP

2

Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

2. Nơi nộp hồ sơ

Theo khoản 3 Điều 17 Nghị định 10/2020/NĐ-CP, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép kinh doanh là Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Đơn vị nộp hồ sơ đến Sở giao thông vận tải các tỉnh theo hình thức nộp trực tiếp hoặc nộp qua Hệ thống dịch vụ công trực tuyến của tỉnh đó.

3. Thời gian giải quyết

– 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ. Trường hợp cần phải sửa đổi, bổ sung hồ sơ, cơ quan cấp phép thông báo cho đơn vị trong vòng 03 ngày kể từ ngày nộp đủ hồ sơ.

4. Lệ phí giải quyết

– Do UBND tỉnh quyết định, thông thường là 200.000 đồng (Thông tư 85/2019/TT-BTC)

Không có giấy phép kinh doanh vận tải bị phạt như thế nào?

Theo khoản 7 Điều 28 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, hành vi kinh doanh vận tải bằng xe ô tô mà không có giấy phép kinh doanh vận tải theo quy định sẽ bị phạt tiền như sau:

– Từ 07 – 10 triệu đồng đồng đối với cá nhân;

– Từ 14 – 20 triệu đồng đối với tổ chức kinh doanh vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải.

Như vậy, chỉ cần phát sinh một trong những hoạt động kinh doanh vận tải, cá nhân tổ chức có thể phải xin giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô theo quy định.

Nếu có thắc mắc gì về thủ tục xin giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô, độc giả vui lòng liên hệ tổng đài 1900.6192 để được hỗ trợ nhanh nhất.

>> Kinh doanh dịch vụ logistic cần những điều kiện gì?