5 điều doanh nghiệp cần lưu ý khi tạm ngừng kinh doanh Update 01/2025

Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 nên rất nhiều doanh nghiệp phải tạm dừng kinh doanh. Để tránh sai sót về mặt pháp lý, doanh nghiệp cần phải lưu ý một số vấn đề trước và sau khi thực hiện thủ tục này.

Lưu ý: Việc tạm ngừng kinh doanh giữa doanh nghiệp và hộ kinh doanh có nhiều điểm chung. Vì vậy, nội dung bài viết sẽ đề cập đến cả hai đối tượng này.

1. Tạm ngừng kinh doanh phải làm thủ tục thông báo

Theo khoản 1 Điều 6 Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản cho Cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất là 03 ngày làm việc trước ngày tạm ngừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo.

Cũng theo khoản 1 Điều 66 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, trường hợp doanh nghiệp, có nhu cầu tiếp tục tạm ngừng kinh doanh sau khi hết thời hạn đã thông báo thì phải thông báo chậm nhất 03 ngày làm việc trước ngày tiếp tục tạm ngừng kinh doanh.

Lưu ý: Trường hợp hộ kinh doanh tạm ngừng kinh doanh từ 30 ngày trở xuống thì không phải làm thủ tục thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh.

Việc thông báo tạm ngừng kinh doanh được thực hiện như sau:

– Đối với doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh:

+ Nơi nộp hồ sơ: Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

+ Chi tiết thủ tục: Xem tại đây

– Đối với hộ kinh doanh

+ Nơi nộp hồ sơ: Phòng Tài chính Kế hoạch thuộc UBND cấp huyện nơi hộ kinh doanh đặt trụ sở chính.

+ Chi tiết thủ tục: Xem tại đây

2. Tạm ngừng kinh doanh không phải thông báo với cơ quan thuế

Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm thông báo cho cơ quan thuế biết về thông tin người nộp thuế tạm ngừng kinh doanh chậm nhất không quá 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của người nộp thuế (Điều 14 Thông tư số 151/2014/TT-BTC).

Như vậy, doanh nghiệp chỉ phải nộp hồ sơ thông báo tạm ngừng kinh doanh với Phòng Đăng ký kinh doanh. Việc gửi thông báo cho cơ quan thuế là trách nhiệm của Phòng Đăng ký kinh doanh (không phải của doanh nghiệp).

3. Trường hợp không cần nộp hồ sơ khai thuế khi tạm ngừng kinh doanh

Theo điểm a khoản 2 Điều 4 Nghị định 126/2020/NĐ-CP, trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, người nộp thuế không phải nộp hồ sơ khai thuế, trừ trường hợp tạm ngừng không trọn tháng, quý, năm dương lịch hoặc năm tài chính thì vẫn phải nộp hồ sơ khai thuế tháng, quý; hồ sơ quyết toán năm.

Riêng hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán tạm ngừng hoạt động, kinh doanh thì được cơ quan thuế xác định lại nghĩa vụ thuế khoán.

Đồng thời, trong thời gian này, người nộp thuế cũng không được sử dụng hóa đơn, không phải nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn. Nếu được chấp thuận sử dụng hóa đơn thì phải nộp hồ sơ khai thuế, báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo quy định.

Đối với lệ phí môn bài

Theo Nghị định 22/2020/NĐ-CP, người nộp lệ phí môn bài đang hoạt động có văn bản gửi cơ quan thuế quản lý trực tiếp về việc tạm ngừng sản xuất, kinh doanh trong năm dương lịch thì không phải nộp lệ phí môn bài cho năm tạm ngừng hoạt động nếu đáp ứng được 02 điều kiện sau:

– Văn bản xin tạm ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh gửi cơ quan thuế trước ngày 30/01 hàng năm;

– Chưa nộp lệ phí môn bài của năm tạm ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Tạm ngừng kinh doanh (Ảnh minh hoạ)
 

4. Thời hạn tạm ngừng kinh doanh

Thời hạn tạm ngừng kinh doanh có sự khác nhau giữa doanh nghiệp và hộ kinh doanh, cụ thể:

 

Doanh nghiệp

Hộ kinh doanh

Thời hạn tạm ngừng kinh doanh

Không quá một năm. Khi hết thời hạn nếu muốn tạm ngừng doanh tiếp thì phải làm thủ tục thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh.

Tạm ngừng kinh doanh vô thời hạn.

Căn cứ pháp lý

Khoản 1 Điều 66 Nghị định 01/2021/NĐ-CP.

Khoản 1 Điều 91 Nghị định 01/2021.

5. Mức xử phạt khi không thông báo tạm ngừng kinh doanh

 

Doanh nghiệp

Hộ kinh doanh

Mức phạt tiền

– Không thông báo hoặc thông báo không đúng thời hạn đến cơ quan đăng ký kinh doanh về thời Điểm và thời hạn tạm dừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh: 01 – 02 triệu đồng.

– Đăng ký tạm ngừng kinh doanh nhưng không thông báo tạm ngừng hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh: 01 – 02 triệu đồng.

– Tạm ngừng kinh doanh mà không thông báo hoặc thông báo không đúng thời hạn (dưới 06 tháng): 500.000 – 01 triệu đồng.

– Ngừng hoạt động kinh doanh quá 06 tháng liên tục mà không thông báo: 01 – 02 triệu đồng.

Mức phạt bổ sung

Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (Tạm ngừng hoạt động kinh doanh quá 01 năm).

Buộc gửi thông báo cho cơ quan đăng ký kinh doanh.

Căn cứ pháp lý

Điều 32 Nghị định 50/2016/NĐ-CP

Điều 42 Nghị định 50/2016/NĐ-CP

Tóm lại, trước khi tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp, hộ kinh doanh phải tìm hiểu kỹ quy định của pháp luật để tránh một số trường hợp bị xử phạt.

>> Mới: Hướng dẫn người nộp thuế khi tạm ngừng kinh doanh