Nhiều cá nhân, tổ chức hoạt động kinh doanh nhưng lại tiến hành không đăng ký. Hành vi này được coi là không đủ điều kiện kinh doanh và bị xử phạt vi phạm hành chính.
Khi nào phải đăng ký kinh doanh?
Căn cứ khoản 2 Điều 66 Nghị định 78/2015/NĐ-CP có một số trường hợp không cần phải đăng ký kinh doanh, bao gồm:
– Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối;
– Những người bán hàng rong, quà vặt;
– Những người buôn chuyến (mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc người bán lẻ);
– Những người kinh doanh lưu động (bán hàng tích hợp trên những phương tiện di chuyển như xe đẩy, xe máy, xe tải nhỏ…);
– Những người làm dịch vụ có thu nhập thấp.
Tuy nhiên nếu kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện, những đối tượng nêu trên vẫn phải đăng ký kinh doanh theo quy định.
Như vậy, ngoài những trường hợp nêu trên thì phải tiến hành đăng ký kinh doanh. Khi thực hiện đúng trình tự, thủ tục đăng ký kinh doanh, tổ chức, cá nhân sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (đối với doanh nghiệp); Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh (đối với hộ kinh doanh).
Kinh doanh không có giấy phép (Ảnh minh hoạ)
Phạt tới 30 triệu đồng nếu kinh doanh không có giấy phép
Căn cứ Điều 28 Nghị định 50/2016/NĐ-CP, các cá nhân, tổ chức tiến hành hoạt động kinh doanh có thể bị phạt theo các mức sau đây nếu vi phạm các quy định về đăng ký kinh doanh:
TT |
Hành vi |
Mức phạt tiền |
Hình phạt bổ sung |
1 |
Không chuyển đổi loại hình doanh nghiệp khi công ty không còn đủ số lượng thành viên, cổ đông tối thiểu theo quy định trong thời hạn 06 tháng liên tục |
Từ 02 – 05 triệu đồng |
Buộc đăng ký chuyển đổi loại hình doanh nghiệp phù hợp
|
2 |
Hoạt động khi đã kết thúc thời hạn ghi trong Điều lệ mà không được gia hạn |
Từ 05 – 10 triệu đồng |
Buộc sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty hoặc đăng ký giải thể đối với hành vi vi phạm quy định |
3 |
Không đăng ký thay đổi với cơ quan đăng ký kinh doanh khi không góp đủ vốn điều lệ như đã đăng ký |
Từ 10 – 20 triệu đồng |
Buộc đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ, tỷ lệ phần vốn góp, cổ phần của các thành viên, cổ đông bằng số vốn đã góp |
4 |
Hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không đăng ký thành lập doanh nghiệp. |
Từ 20 – 30 triệu đồng |
Buộc đăng ký thành lập doanh nghiệp. |
5 |
Không đăng ký thành lập hộ kinh doanh |
Từ 03 – 05 triệu đồng
|
Buộc đăng ký thành lập hộ kinh doanh |
Tóm lại, kinh doanh không có giấy phép sẽ bị xử phạt hành chính lên tới 30 triệu đồng. Thủ tục đăng ký kinh doanh hiện nay cũng không quá phức tạp, tổ chức, cá nhân khi kinh doanh phải đăng ký doanh để không bị phạt tiền.
>> Thành lập doanh nghiệp từ 2021: 7 điểm mới cần lưu ý