Phân biệt chi nhánh và văn phòng đại diện Update 01/2025

Việc thành lập chi nhánh hay văn phòng đại diện vẫn khiến nhiều doanh nghiệp phân vân. Dưới đây là một số điểm để phân biệt chi nhánh và văn phòng đại diện, qua đó, các doanh nghiệp có thể lựa chọn loại hình phù hợp với nhu cầu:

 

Tiêu chí

Chi nhánh

Văn phòng đại diện

Khái niệm

Theo khoản 1 Điều 45 Luật doanh nghiệp năm 2014, chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền.

Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp

Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó (Khoản 2 Điều 45 Luật doanh nghiệp 2014)

Phạm vi hoạt động

Được thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng kinh doanh và chức năng đại diện theo quyền

– Thực hiện nhiệm vụ đại diện theo uỷ quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ lợi ích đó.

– Văn phòng đại diện không có chức năng kinh doanh

Nghĩa vụ thuế

– Chi nhánh nộp thuế môn bài tại Cơ quan thuế nơi có trụ sở chi nhánh

– Trường hợp chi nhánh hạch toán phụ thuộc hoạt động tại địa bàn tỉnh, thành phố khác với địa bàn nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính thì thực hiện kê khai  thuế thu nhập doanh nghiệp tại nơi có trụ sở chính

– Chi nhánh vẫn phải thực hiện nghĩa vụ thuế đối với các khoản thuế giá trị gia tăng, thu nhập doanh nghiệp theo quy định của Thông tư 156/2013/TT-BTC và Thông tư 119/2014/TT-BTC

– Văn phòng đại diện không thực hiện chức năng kinh doanh nên không nộp thuế môn bài

– Văn phòng đại diện phải nộp hồ sơ khai thuế đối với những sắc thuế Văn phòng đại diện phát sinh phải nộp hoặc phải nộp thay; các sắc thuế không phát sinh, Văn phòng đại diện không phải nộp hồ sơ khai thuế

 

Xem thêm:

Hướng dẫn từ A – Z về thủ tục thành lập doanh nghiệp mới nhất

LuatVietnam