Xuất, nhập khẩu là hoạt động thương phổ biến đối với các thương nhân. Tuy nhiên hoạt động này là việc buôn bán, vận chuyển hàng hoá qua các quốc gia nên thủ tục tương đối phức tạp.
Xuất, nhập khẩu là gì?
Theo Điều 28 Luật Thương mại 2005, hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu được quy định định nghĩa như sau:
– Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.
– Nhập khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ nước ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.
Theo đó, Chính phủ sẽ căn cứ vào điều kiện kinh tế – xã hội của từng thời kỳ và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên để quy định cụ thể danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và thủ tục cấp giấy phép.
Xuất, nhập khẩu là hai hoạt động cơ bản cấu thành nên hoạt động ngoại thương. Xuất, nhập khẩu là hoạt động buôn bán diễn ra trên phạm vi ngoài quốc gia. Hoạt động xuất, nhập khẩu phức tạp hơn rất nhiều so với kinh doanh trong nước, cụ thể:
– Thị trường rộng lớn, khó kiểm soát.
– Chịu sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau như môi trường kinh tế, chính trị, luật pháp… của các quốc gia khác nhau.
-Thanh toán bằng đồng tiền ngoại tệ, hàng hoá được vận chuyển qua biên giới quốc gia, phải tuân theo những tập quán buôn bán quốc tế.
Doanh nghiệp có được tự do kinh doanh xuất, nhập khẩu? (Ảnh minh hoạ)
Quyền kinh doanh xuất, nhập khẩu của doanh nghiệp
Theo khoản 4 Điều 8 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định: “Kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu” là quyền của doanh nghiệp.
Căn cứ Điều 3 Nghị định 69/2018/NĐ-CP quy định chi tết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động và các hoạt động đại lý, mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài, quy định quyền kinh doanh xuất, nhập khẩu như sau:
1. Thương nhân Việt Nam không là tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu và thực hiện các hoạt động khác có liên quan không phụ thuộc vào ngành, nghề đăng ký kinh doanh, trừ hàng hóa thuộc Danh Mục cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu theo quy định tại Nghị định này; hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu khác theo quy định của pháp luật; hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu.
Chi nhánh của thương nhân Việt Nam được thực hiện hoạt động ngoại thương theo ủy quyền của thương nhân.2. Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam khi tiến hành hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu thuộc phạm vi Điều chỉnh của Nghị định này phải thực hiện các cam kết của Việt Nam trong các Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, Danh Mục hàng hóa và lộ trình do Bộ Công Thương công bố, đồng thời thực hiện các quy định tại Nghị định này và các quy định pháp luật khác có liên quan.
Như vậy, xuất nhập khẩu không phải là ngành nghề kinh doanh nên khi ĐKKD doanh nghiệp không phải đăng ký ngành nghề kinh doanh xuất nhập khẩu .
Khi doanh nghiệp muốn hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu thì Doanh nghiệp chỉ kê khai đăng ký thông tin đăng ký thuế là có hoạt động “Xuất nhập khẩu”. Thông tin về việc doanh nghiệp có đăng ký hoạt động xuất nhập khẩu hay không được thể hiện tại mạng đăng ký kinh doanh quốc gia.v.v… đồng thời được liên thông với nhiều cơ quan như cơ quan Thuế, Hải quan …
Như vậy, mọi doanh nghiệp đều có quyền kinh doanh xuất nhập khẩu mà không cần xin phép. Nếu có thắc mắc liên quan đến vấn đề này, độc giả vui lòng liên hệ tổng đài 1900.6192 để được hỗ trợ nhanh nhất.