Có bắt buộc phải làm thẻ Căn cước công dân không? Update 11/2024

Thẻ Căn cước công dân được cấp từ năm 2016 và tồn tại đồng thời cùng với Chứng minh nhân dân 9 số, 12 số. Điều này khiến không ít băn khoăn có bắt buộc phải làm thẻ căn cước thay cho chứng minh nhân dân không?

Căn cước công dân dùng để làm gì?

Giống với Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân được cấp cho công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi và là giấy tờ tùy thân có giá trị chứng minh về căn cước công dân của người được cấp thẻ để thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam (khoản 1 Điều 20 Luật Căn cước công dân).

Đặc biệt, thẻ Căn cước công dân còn được sử dụng thay cho hộ chiếu trong trường hợp Việt Nam và nước ngoài ký kết điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế cho phép công dân nước ký kết được sử dụng thẻ Căn cước công dân thay cho hộ chiếu.

Ngoài ra, Căn cước công dân được xuất trình khi cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền yêu cầu để kiểm tra về căn cước.

Lưu ý: Khi công dân xuất trình thẻ Căn cước công dân thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền không được yêu cầu xuất trình thêm giấy tờ khác chứng nhận các thông tin trong thẻ Căn cước.

có bắt buộc phải làm thẻ căn cước

Có bắt buộc phải làm thẻ Căn cước công dân không? (Ảnh minh họa)

 

Khi nào phải đổi sang thẻ căn cước?

Theo khoản 2 Điều 38 Luật Căn cước công dân 2014, Chứng minh nhân dân đã được cấp trước ngày 01/01/2016 vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn theo quy định; khi công dân có yêu cầu thì được đổi sang thẻ Căn cước công dân.

Như vậy, không bắt buộc phải đổi Chứng minh nhân dân sang thẻ Căn cước công dân.

Chỉ bắt buộc phải làm thẻ Căn cước công dân khi Chứng minh nhân dân hết hạn sử dụng (15 năm kể từ ngày cấp). Khi làm thủ tục cấp đổi Chứng minh nhân dân hết hạn sẽ được cấp mới thẻ căn cước.

Trường hợp công dân có yêu cầu thì cũng được đổi sang thẻ Căn cước công dân.

>> Thủ tục làm căn cước công dân đơn giản, nhanh chóng

Hậu Nguyễn