15 vi phạm phổ biến gây ô nhiễm môi trường và mức xử phạt Update 01/2025

Vứt đầu, mẩu thuốc lá không đúng nơi quy định phạt đến 01 triệu đồng; vứt rác trên vỉa hè bị phạt từ 05 – 07 triệu đồng; để chó phóng uế nơi công cộng, người chủ có thể bị phạt đến 300.000 đồng…

Tình trạng ô nhiễm môi trường ở Việt Nam đang ngày càng ở mức báo động. Ô nhiễm môi trường bao gồm: Ô nhiễm môi trường đất, ô nhiễm môi trường nước, ô nhiễm không khí, ô nhiễm tiếng ồn…

Ô nhiễm môi trường do nhiều nguyên nhân gây ra, nhưng nguyên nhân chính là do sự tác động của con người, cụ thể là ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường sống. Vứt rác thải không đúng nơi quy định, tiểu tiện ở nơi công cộng, để vật nuôi phóng uế bừa bãi…, những hành động tưởng vô hại nhưng lại ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường.

Dưới đây là những vi phạm phổ biến gây ô nhiễm môi trường cùng mức xử phạt:

15 vi phạm gây ô nhiễm môi trường và mức xử phạt (Ảnh minh họa)

1. Vứt, thải, bỏ đầu, mẩu và tàn thuốc lá không đúng nơi quy định: Phạt tiền từ 500.000 – 01 triệu đồng (điểm a khoản 1 Điều 20 Nghị định 155/2016/NĐ-CP).

2. Tiểu tiện, đại tiện không đúng nơi quy định: Phạt tiền từ 01 – 03 triệu đồng (điểm b khoản 1 Điều 20 Nghị định 155/2016/NĐ-CP).

3. Vứt rác không đúng nơi quy định tại chung cư, nơi công cộng: Phạt tiền từ 03 – 05 triệu đồng; Vứt rác thải sinh hoạt trên vỉa hè, đường phố hoặc vào hệ thống thoát nước thải đô thị: Phạt tiền từ 05 – 07 triệu đồng (điểm c, d khoản 1 Điều 20 Nghị định 155/2016/NĐ-CP).

4. Chở nguyên liệu, vật liệu, hàng hóa không che chắn hoặc để rơi vãi ra môi trường: Phạt tiền từ 07 – 10 triệu đồng (khoản 2 Điều 20 Nghị định 155/2016/NĐ-CP).

5. Không quét dọn rác, khai thông cống rãnh trong và xung quanh nhà ở, cơ quan gây mất vệ sinh chung: Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 – 300.000 đồng (điểm a khoản 1 Điều 7 Nghị định 167/2013/NĐ-CP).

6. Đổ nước hoặc để nước chảy ra khu tập thể, lòng đường, vỉa hè làm mất vệ sinh chung: Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 – 300.000 đồng (điểm b khoản 1 Điều 7 Nghị định 167/2013/NĐ-CP).

7. Để vật nuôi phóng uế ở nơi công cộng: Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 – 300.000 đồng (điểm d khoản 1 Điều 7 Nghị định 167/2013/NĐ-CP).

8. Ném rác, chất thải làm bẩn nhà ở, cơ quan, nơi sản xuất, kinh doanh của người khác: Phạt tiền từ 01 – 02 triệu đồng (điểm a khoản 2 Điều 7 Nghị định 167/2013/NĐ-CP).

9. Tự ý đốt rác, chất thải ở khu vực dân cư, nơi công cộng: Phạt tiền từ 01 – 02 triệu đồng (điểm b khoản 2 Điều 7 Nghị định 167/2013/NĐ-CP).


Đốt rác gây ô nhiễm bị phạt tới 02 triệu đồng

10. Nuôi gia súc, gia cầm, động vật gây mất vệ sinh chung ở khu dân cư: Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 – 300.000 đồng (điểm e khoản 1 Điều 7 Nghị định 167/2013/NĐ-CP).

11. Gây tiếng ồn vượt quá quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn: Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 01 triệu đồng tới mức cao nhất là 160 triệu đồng (Điều 17 Nghị định 155/2016/NĐ-CP).

12. Thải chất thải vệ sinh hầm cầu, hóa chất độc, các nguồn gây dịch bệnh vào môi trường: Phạt tiền từ 05 – 10 triệu đồng (khoản 1 Điều 19 Nghị định 155/2016/NĐ-CP).

13. Vứt gia súc, gia cầm mắc bệnh, chết và sản phẩm của chúng ra môi trường: Phạt tiền từ 05 – 06 triệu đồng (điểm a khoản 6 Điều 5 Nghị định 90/2017/NĐ-CP).

14. Công viên, khu vui chơi, lễ hội, nhà ga, bến xe… không có đủ nhà vệ sinh công cộng: Phạt tiền đối với đơn vị quản lý từ 10 – 20 triệu đồng (điểm a khoản 2 Điều 28 Nghị định 155/2016/NĐ-CP).

15. Khu đô thị, khu dân cư tập trung, khu chung cư không có nơi tập trung rác thải sinh hoạt đảm bảo vệ sinh môi trường: Phạt tiền chủ đầu tư xây dựng từ 200 – 250 triệu đồng (điểm đ khoản 3 Điều 28 Nghị định 155/2016/NĐ-CP).

Để tìm hiểu thêm về những quy định liên quan, bạn đọc tham khảo:

Nghị định 155/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

Nghị định 167/2013/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình

Nghị định 90/2017/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y

Xem thêm:

Luật Bảo vệ môi trường: 9 điểm mới nổi bật nhất 2018

LuatVietnam