5 mốc hưởng chế độ thai sản lao động nữ cần biết Update 01/2025

Nhắc đến chế độ thai sản, nhiều người chỉ nghĩ đến 6 tháng nghỉ sinh con và tiền thai sản trong thời gian này, mà không hề biết, chế độ này vẫn còn những hỗ trợ thiết thực khác trong suốt thời gian thực hiện kế hoạch sinh sản.

Thời gian mang thai

Thời gian nghỉ

Theo quy định tại Điều 32 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai. Cụ thể:

Trong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai 05 lần, mỗi lần 01 ngày. Trường hợp ở xa cơ sở khám, chữa bệnh hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 02 ngày cho mỗi lần khám thai.

Thời gian nghỉ tính theo ngày làm việc, không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng tuần.

Mức hưởng chế độ

Với mỗi ngày nghỉ, người lao động sẽ được hưởng chế độ thai sản theo điểm b khoản 1 Điều 39 Luật này:

Mức hưởng 1 ngày

=

100%

x

Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06 tháng trước khi nghỉ chế độ thai sản

:

24

Đặc biệt, khi mang thai ở tháng thứ 7 thì lao động nữ không phải làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa. Đồng thời, được chuyển làm công việc nhẹ hơn hoặc được giảm bớt 01 giờ làm việc hàng ngày mà vẫn hưởng đủ lương.

Xem thêm: Thủ tục hưởng chế độ khám thai 2020 cho lao động nữ

5 mốc hưởng chế độ thai sản lao động nữ cần biết

5 mốc hưởng chế độ thai sản lao động nữ cần biết (Ảnh minh họa)
 

Thời gian sinh con

Thời gian nghỉ

Khoản 1 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội quy định:

Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp sinh đôi trở lên thì từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.

Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước sinh tối đa không quá 02 tháng.

Mức hưởng chế độ

Cũng theo khoản 1 Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, mức hưởng chế độ thai sản của lao động nữ được xác định theo công thức:

Mức hưởng 1 tháng

=

100%

x

Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06 tháng trước khi nghỉ chế độ thai sản

Ngoài tiền chế độ, lao động nữ sinh con còn được trợ cấp 1 lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con.
 

Thời gian bị sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý

Thời gian nghỉ

Với những trường hợp này, chế độ thai sản dành cho lao động nữ được quy định tại Điều 33 Luật Bảo hiểm xã hội như sau:

Khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý thì lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian nghỉ việc tối đa:

– 10 ngày nếu thai dưới 05 tuần tuổi;

– 20 ngày nếu thai từ 05 – 13 tuần tuổi;

– 40 ngày nếu thai từ 13 – 25 tuần tuổi;

– 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên.

Thời gian nghỉ này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng tuần.

Mức hưởng chế độ

Theo khoản 1 Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, số tiền hỗ trợ mà lao động nữ nhận được tùy thuộc vào số ngày nghỉ. Trong đó, mỗi ngày nghỉ được hỗ trợ:

Mức hưởng 1 ngày

=

100%

x

Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06 tháng trước khi nghỉ chế độ thai sản

:

30

Xem thêm: Cách tính mức hưởng chế độ thai sản khi sảy thai

Chế độ thai sản dành cho lao động nữ

Chế độ thai sản dành cho lao động nữ (Ảnh minh họa)
 

Thời gian dưỡng sức, phục hồi sức khỏe

Thời gian nghỉ

Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội nêu rõ, ngay sau thời gian hưởng chế độ thai sản (sinh con, sẩy thai, nạo, hút thai…), trong khoảng 30 ngày đầu làm việc mà sức khoẻ chưa phục hồi thì lao động nữ được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ:

– Tối đa 10 ngày nếu sinh một lần từ 02 con trở lên;

– Tối đa 07 ngày nếu sinh con phải phẫu thuật;

– Tối đa 05 ngày đối với các trường hợp khác.

Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng tuần.

Mức hưởng chế độ

Cũng tại Điều luật này, mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản được xác định bằng:

Mức hưởng 1 ngày

=

30%

x

Mức lương cơ sở

Ví dụ:

Nếu lao động nữ nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi sinh con vào thời điểm này thì mỗi ngày nhận hỗ trợ 30% x 1.490.000 đồng = 447.000 đồng.

Xem thêm: Chế độ dưỡng sức sau sinh 2020 – Điều kiện, mức hưởng và thủ tục
 

Thời gian thực hiện các biện pháp tránh thai

Thời gian nghỉ

Căn cứ Điều 37 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, khi thực hiện các biện pháp tránh thai thì người lao động được hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian nghỉ việc tối đa:

– 07 ngày đối với lao động nữ đặt vòng tránh thai;

– 15 ngày đối với người lao động thực hiện biện pháp triệt sản.

Thời gian này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng tuần.

Mức hưởng chế độ

Với số ngày nghỉ nêu trên, theo điểm c khoản 1 Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội, mức trợ cấp một ngày cho người lao động được tính bằng:

Mức hưởng 1 ngày

=

100%

x

Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06 tháng trước khi nghỉ chế độ thai sản

:

30

Trên đây là những thông tin liên quan đến các mốc hưởng chế độ thai sản của lao động nữ. Để biết chế độ thai sản của lao động nam, bạn đọc có thể xem thêm tại đây: