5 trường hợp cảnh sát giao thông được yêu cầu dừng xe Update 01/2025

Cảnh sát giao thông (CSGT) chỉ được dừng phương tiện để kiểm soát trong trường hợp: Phát hiện hành vi vi phạm; Thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch của cơ quan có thẩm quyền; Khi nhận được tin báo, tố giác…

Normal
0

false
false
false

EN-US
X-NONE
X-NONE

/* Style Definitions */
table.MsoNormalTable
{mso-style-name:”Table Normal”;
mso-tstyle-rowband-size:0;
mso-tstyle-colband-size:0;
mso-style-noshow:yes;
mso-style-priority:99;
mso-style-parent:””;
mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt;
mso-para-margin:0in;
mso-para-margin-bottom:.0001pt;
mso-pagination:widow-orphan;
font-size:10.0pt;
font-family:”Calibri”,”sans-serif”;
mso-bidi-font-family:”Times New Roman”;}

Trên thực tế, nhiều trường hợp khi tham gia giao thông đường bộ, mặc dù người điều khiển phương tiện không có bất cứ vi phạm nào nhưng vẫn bị CSGT yêu cầu dừng xe để kiểm tra. Theo Điều 87 Luật Giao thông đường bộ năm 2008: CSGT đường bộ thực hiện việc tuần tra, kiểm soát để kiểm soát người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ; xử lý vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ đối với người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ. Điều 5 Thông tư 01/2016/TT-BCA quy định về quyền hạn của CSGT cũng nêu rõ: CSGT có quyền được dừng các phương tiện đang tham gia giao thông đường bộ, kiểm soát phương tiện, giấy tờ của phương tiện; kiểm soát người và giấy tờ của người điều khiển phương tiện, giấy tờ tùy thân của người trên phương tiện đang kiểm soát; Xử lý các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, an ninh, trật tự, an toàn xã hội…


Hình ảnh minh họa

Mặc dù có quyền dừng các phương tiện đang tham gia giao thông để kiểm tra, kiểm soát nhưng không phải mọi trường hợp CSGT đều có quyền dừng xe.

Vậy CSGT được dừng xe kiểm tra trong những trường hợp nào?

Theo khoản 2 Điều 12 Thông tư 01/2016/TT-BCA, cán bộ thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát được dừng phương tiện để kiểm soát trong 05 trường hợp:

Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi nhận được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ.

Thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tuần tra, kiểm soát của Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh tr lên.

Thực hiện kế hoạch tổ chức tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông của Trưởng phòng Tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc thuộc Cục Cảnh sát giao thông, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông hoặc Trưởng Công an cấp huyện trở lên.

Có văn bản đề nghị của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điu tra; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện đ kim soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự, phòng, đấu tranh chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác. Văn bản đề nghị phải ghi cụ thể thời gian, tuyến đường, phương tiện dừng để kiểm soát, xử lý, lực lượng tham gia phối hợp.

Tin báo, tố giác về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông.

Việc dừng xe phải đảm bảo an toàn, đúng quy định của pháp luật, không làm cản trở đến hoạt động giao thông. Ngoài ra, khi tiếp xúc với người dân, người có hành vi vi phạm, cán bộ thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát phải thực hiện đúng điều lệnh, có thái độ đúng mực và ứng xử phù hợp.

 


Hình ảnh minh họa

Đối với người điều khiển phương tiện giao thông, khi được CSGT yêu cầu dừng xe và xử lý vi phạm, người điều khiển phương tiện có quyền yêu cầu người kiểm tra cung cấp các bằng chứng chứng minh lỗi vi phạm. Các bằng chứng chứng minh có thể là hình ảnh, video… Khoản 2 Điều 14 Thông tư 01/2016/TT-BCA có quy định, trường hợp người vi phạm yêu cầu được xem hình ảnh, kết quả ghi thu về hành vi vi phạm thì CSGT phải cho xem ngay nếu đã có hình ảnh, kết quả ghi hình. Nếu chưa có ngay hình ảnh, kết quả ghi hình thì hướng dẫn người vi phạm xem hình ảnh, kết quả ghi thu khi đến xử lý vi phạm tại trụ sở.

Nếu CSGT không chứng minh được lỗi vi phạm thì không có quyền xử phạt lỗi vi phạm đó. Nếu không chứng được lỗi vi phạm của người tham gia giao thông mà cố tình xử phạt, người tham gia giao thông có quyền khiếu nại.
 

Để tìm hiểu thêm về các quy định liên quan, bạn đọc tham khảo: