Cán bộ là gì? Cán bộ được xếp lương thế nào? Update 01/2025

Cũng như công chức, viên chức, cán bộ là một trong những đối tượng được nhiều người quan tâm hiện nay. Vậy cán bộ là gì? Cán bộ được xếp lương ra sao?

Cán bộ là gì? Khác công chức thế nào?

Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ và đáp ứng các điều kiện sau đây:

– Trong biên chế.

– Hưởng lương từ ngân sách Nhà nước

– Được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh trong các cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở Trung ương, cấp tỉnh, ở cấp huyện.

Quy định này được nêu cụ thể tại khoản 1 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức năm 2008.

Hiện nay, cán bộ, công chức là hai khái niệm thường bị nhiều người nhầm lẫn. Từ định nghĩa cán bộ nêu trên, có thể thấy, so với công chức, cán bộ có một số điểm khác biệt rõ ràng như sau:

Tiêu chí

Cán bộ

Công chức

Nơi làm việc

Cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở Trung ương, cấp tỉnh, huyện

– Cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện

– Trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội (không phải sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng);

– Trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân (không phải sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an).

Hình thức

– Bầu cử

– Phê chuẩn

– Bổ nhiệm

– Giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ

– Tuyển dụng

– Bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh

Tập sự

Không

Có:

– 12 tháng với công chức loại C

– 06 tháng với công chức loại D

Kỷ luật

– Khiển trách

– Cảnh cáo

– Cách chức

– Bãi nhiệm

– Khiển trách

– Cảnh cáo

– Hạ bậc lương

– Giáng chức

– Cách chức

– Buộc thôi việc

Xem thêm: Phân biệt cán bộ, công chức, viên chức


Cán bộ, công chức là hai đối tượng dễ nhầm lẫn (Ảnh minh họa)

Cán bộ được xếp lương như thế nào?

Hiện nay, hướng dẫn xếp lương của cán bộ vẫn được thực hiện theo quy định của Chính phủ tại Nghị định 204/2004/NĐ-CP với các bảng lương:

– Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức trong các cơ quan Nhà nước (bao gồm cả cán bộ giữ chức danh do bầu cử thuộc diện xếp lương theo ngạch, bậc công chức hành chính và hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và công chức ở xã, phường, thị trấn).

– Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước.

Theo đó, cán bộ vẫn được xếp lương theo công thức:

Lương = Hệ số x Mức lương cơ sở

Trong đó:

Hệ số được nêu cụ thể tại các bảng lương nêu trên.

Mức lương cơ sở hiện nay năm 2021 vẫn đang áp dụng là 1,49 triệu đồng/tháng.

* Do Bảng lương quá dài, bạn đọc vui lòng bấm Tải về để xem toàn bộ Bảng lương.

https://cdn.luatvietnam.vn/uploaded/Others/2021/07/16/Bang-luong-can-bo_1607170036.xlsx

Tuy nhiên, đến ngày 01/01/2022, khi cả nước thực hiện cải cách tiền lương, thì sẽ xây dựng 1 bảng lương chức vụ áp dụng đối với cán bộ giữ chức vụ lãnh đạo (bầu cử và bổ nhiệm) trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến cấp xã theo nguyên tắc:

– Giữ chức vụ lãnh đạo nào thì hưởng lương theo chức vụ đó, nếu một người giữ nhiều chức vụ thì hưởng một mức lương chức vụ cao nhất; giữ chức vụ lãnh đạo tương đương nhau thì hưởng mức lương chức vụ như nhau; mức lương chức vụ của lãnh đạo cấp trên phải cao hơn của người lãnh đạo cấp dưới.

– Không phân biệt mức lương khi cùng chức danh lãnh đạo theo phân loại đơn vị hành chính; không phân loại bộ, ngành, ban, uỷ ban và tương đương ở Trung ương khi xây dựng bảng lương chức vụ ở Trung ương…

Xem thêm: Các bảng lương mới của cán bộ, công chức, viên chức từ 01/7/2022

Trên đây là quy định về cán bộ là gì? Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp.

>> Tuổi nghỉ hưu của cán bộ, công chức, viên chức từ 2021