Cổ đông có được trả nợ bằng cổ phần trong công ty? Update 01/2025

Cổ đông có được trả nợ bằng cổ phần của mình hay không? Khi đó chủ nợ sẽ đương nhiên trở thành cổ đông công ty cổ phần?

Quyền dùng cổ phần để trả nợ của cổ đông

Công ty cổ phần phải có cổ phần phổ thông. Người sở hữu cổ phần phổ thông là cổ đông phổ thông. Ngoài cổ phần phổ thông, công ty cổ phần có thể có cổ phần ưu đãi. Người sở hữu cổ phần ưu đãi gọi là cổ đông ưu đãi (theo Điều 113 Luật Doanh nghiệp năm 2014).

Như vậy, cổ phần là tài sản thuộc sở hữu của cổ đông công ty. Cổ đông có quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt đối với cổ phần.

Theo đó, chủ sở hữu có quyền bán, trao đổi, tặng cho, cho vay, để thừa kế, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng, tiêu hủy hoặc thực hiện các hình thức định đoạt khác phù hợp với quy định của pháp luật đối với tài sản (Điều 194 Bộ luật Dân sự 2015).

Có thể khẳng định, cổ đông có quyền định đoạt đối với cổ phần của mình trong đó bao gồm việc trả nợ bằng cổ phần.

trả nợ bằng cổ phần
Cổ đông có được trả nợ bằng cổ phần trong công ty?​ (Ảnh minh họa)
 

Chủ nợ đương nhiên trở thành cổ đông?

Theo khoản 5 Điều 126 Luật Doanh nghiệp 2014, cổ đông có quyền tặng cho một phần hoặc toàn bộ cổ phần của mình tại công ty cho người khác; sử dụng cổ phần để trả nợ. Trường hợp này, người được tặng cho hoặc nhận trả nợ bằng cổ phần sẽ là cổ đông của công ty.

Trường hợp cổ đông dùng cổ phần của mình trong công ty để trả nợ (chuyển nhượng cho các chủ nợ) thì chủ nợ sẽ đương nhiên trở thành cổ đông công ty kể từ thời điểm thông tin của họ được ghi đầy đủ vào sổ đăng ký cổ đông.

Tuy nhiên, chú ý, nếu là cổ đông sáng lập, trong thời hạn 3 năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp sẽ chỉ được chuyển nhượng cổ phần cho cổ đông sáng lập khác hoặc người không phải cổ đông sáng lập thì phải có sự đồng ý của Đại hội đồng cổ đông.

>> 8 điểm cần biết về Công ty cổ phần 2019

Hậu Nguyễn