Các trường hợp bị cấm kết hôn
Pháp luật bảo vệ, tôn trọng và công nhận các quan hệ hôn nhân khi những quan hệ này tuân theo quy định của pháp luật. Theo đó, trong việc đăng ký kết hôn, Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định các trường hợp bị cấm bao gồm:
– Kết hôn giả tạo;
– Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
– Người đang có vợ hoặc có chồng chung sống với người khác như vợ chồng
– Lợi dụng việc kết hôn để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi
Đáng lưu ý là luật quy định cấm việc kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cụ thể như sau:
– Cùng dòng máu về trực hệ
– Giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi
– Giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi
– Cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể
– Cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng
Con nuôi có được kết hôn với con đẻ không? (Ảnh minh họa)
Điều kiện để con đẻ và con nuôi có thể đăng ký kết hôn
Mặc dù con đẻ và con nuôi không bị pháp luật cấm kết hôn với nhau nhưng để cuộc hôn nhân của hai người là hợp pháp thì phải thỏa mãn các điều kiện sau:
– Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên
– Hai bên nam, nữ không bị mất năng lực hành vi dân sự
– Việc kết hôn phải do hai bên nam nữ tự nguyện quyết định
– Hai người đăng ký kết hôn phải không cùng giới tính
– Không thuộc các trường hợp bị cấm nêu tại Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014
Ngoài ra, việc hai người kết hôn phải được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Như vậy, con đẻ và con nuôi không nằm trong các đối tượng bị pháp luật cấm chung sống với nhau hoặc kết hôn. Và nếu hai người đáp ứng được đầy đủ các điều kiện nêu trên thì được phép kết hôn với nhau.
Xem thêm: