Quyền của người để lại di chúc
Theo quy định của Điều 626 Bộ luật Dân sự 2015 thì người để lại di chúc có các quyền sau:
– Chỉ định người thừa kế;
– Truất quyền hưởng di sản của người thừa kế;
– Phân định phần di sản cho từng người thừa kế;
– Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng;
– Giao nghĩa vụ cho người thừa kế;
– Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản
Bởi di chúc là mong muốn để lại tài sản của mình cho người khác sau khi chết của người lập di chúc nên việc muốn để lại tài sản cho ai hoàn toàn dựa vào ý chí chủ quan của người để lại di chúc. Pháp luật không can thiệp và quy định vấn đề này.
Do đó, việc để lại di chúc cho ai là quyền của người để lại di chúc. Người này mong muốn bạn thân của mình là người nhận di sản thừa kế sau khi mình qua đời thì hoàn toàn có thể để lại di chúc cho bạn thân.
Để lại di chúc cho bạn thân (Ảnh minh họa)
Điều kiện để bạn thân được nhận di chúc
Tuy nhiên, để bạn thân được hưởng di sản thừa kế sau khi người để lại di chúc qua đời thì phải chú ý các điều kiện sau:
– Người bạn thân phải còn sống vào thời điểm mở thừa kế, không được chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc
– Di sản thừa kế phải còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế
Xem thêm:
Thai nhi có được hưởng di sản thừa kế không?
Khi nào cháu được hưởng di sản từ ông, bà?
Những người không có tên trong di chúc, vẫn được hưởng thừa kế