Đi bộ phạm luật… cũng bị phạt tù! Update 01/2025

Người đi bộ cũng được một đối tượng tham gia giao thông. Người đi bộ vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ cũng sẽ chịu mức xử phạt nghiêm khắc.

Phạt hành chính đến 200.000 đồng

Theo Nghị định 46 năm 2016, các mức phạt đối với người đi bộ từ cảnh cáo đến phạt tiền đến 200.000 đồng. Cụ thể như sau:

Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng – 60.000 đồng đối với một trong các hành vi:

– Không đi đúng phần đường quy định,

– Không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường,

– Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, người kiểm soát giao thông

Phạt tiền từ 60.000 đồng – 80.000 đồng đối với một trong các hành vi:

– Mang, vác vật cồng kềnh gây cản trở giao thông

– Vượt qua dải phân cách; đi qua đường không đúng nơi quy định hoặc không bảo đảm an toàn;

– Đu, bám vào phương tiện giao thông đang chạy.

Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người đi bộ vào đường cao tốc, trừ người quản lý, bảo trì đường cao tốc.

mức xử phạt mới nhất với người đi bộ

Tổng hợp mức xử phạt mới nhất với người đi bộ (Ảnh minh họa)

Người đi bộ có thể bị phạt tù?!

Ngày 01/01/2018, Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 chính thức có hiệu lực thi hành. Trong đó, tại Điều 260 quy định về Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông không còn bó hẹp trong phạm vi những người sử dụng phương tiện giao thông đường bộ mà mở rộng đến toàn bộ “người tham gia giao thông đường bộ”. Như vậy, người đi bộ – một đối tượng tham gia giao thông đường bộ cũng thuộc phạm vi điều chỉnh của Tội này.

Cụ thể, Điều 260 quy định: Người đi bộ sai luật gây thương tích cho người khác từ 61% trở lên; hoặc làm chết người; hoặc gây thiệt hại từ 100.000 triệu đồng thì phạt tù đến 05 năm. Nếu có thêm các tình tiết tăng nặng khác, người đi bộ có thể phải chịu mức phạt cao nhất là 15 năm tù.

Thực tế hiện nay cho thấy, tình trạng người đi bộ vi phạm an toàn giao thông diễn ra rất phổ biến, người dân sẵn sàng phớt lờ các quy định của pháp luật và vô tư phạm luật. Để các quy định nêu trên thực sự được áp dụng trong cuộc sống, các cơ quan chức năng cần tăng cường xử lý các hành vi vi phạm, song song với việc đẩy mạnh tuyên truyền tới người dân.

*** Lưu ý: Bài viết này được đăng tải ở thời điểm Nghị định 46/2016/NĐ-CP đang còn hiệu lực áp dụng. Hiện nay Nghị định này đã được thay thế bởi Nghị định 100/2019/NĐ-CP, áp dụng từ 01/01/2020. 

Xem chi tiết: Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

LuatVietnam