Hướng dẫn cách ghi mã ngành nghề trong đăng ký kinh doanh Update 01/2025

Khi đăng ký kinh doanh việc ghi mã ngành nghề trong Giấy đề nghị thành lập doanh nghiệp là không thể thiếu. Sau đây LuatVietnam sẽ hướng dẫn cách ghi mã ngành nghề khi đăng ký doanh nghiệp.

1. Ghi theo mã ngành cấp 4 của Hệ thống ngành kinh tế

Khi đăng ký doanh nghiệp, người thành lập doanh nghiệp phải lựa chọn ngành kinh tế cấp 4 trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam được ban hành kèm theo Quyết định 28/2018/QĐ-TTg áp dụng từ ngày 20/08/2018.

Hệ thống ngành kinh tế được phân hóa từ cấp 1 đến cấp 5 tương ứng với số chữ số trong mã ngành đó.

Khi chọn mã ngành để đăng ký, doanh nghiệp phải đăng ký bằng mã ngành cấp 4 – có 4 số. Sau đó ghi mã ngành cấp 5 hoặc diễn giải chi tiết ngành nghề kinh doanh.

Ví dụ:

STT

Tên ngành

Mã ngành

1

Nhà hàng và các dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động

5610

2

Dịch vụ phục vụ đồ uống

(trừ quán rượu, bia, quầy bar)

5630

 

2. Ghi theo ngành nghề quy định tại các văn bản chuyên ngành

* Đối với ngành nghề kinh doanh thuộc danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện (về vốn pháp định, chứng chỉ,…), danh mục ngành nghề kinh doanh cấm kinh doanh hoặc hạn chế kinh doanh, ngoài mã ngành cấp 4, phải ghi theo ngành, nghề quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật.

Ví dụ:

STT

Tên ngành

Mã ngành

1

Vận tải hành khách đường bộ trong nội thành, ngoại thành (trừ vận tải bằng xe buýt)

Chi tiết: Kinh doanh vận tải khách du lịch bằng xe ô tô

4931

2

 

 

 

Xem thêm:

* Đối với các ngành nghề không được ghi nhận thành một ngành nghề cụ thể  trong hệ thống ngành kinh tế Việt Nam (không có mã ngành riêng), nhưng được quy định trong các văn bản pháp luật khác, thì ghi chi tiết theo văn bản đó

– Doanh nghiệp có thể chọn mã ngành cấp 4 có liên quan đến ngành nghề mình kinh doanh và thường có các dạng cấu trúc sau:

+ Hoạt động …khác

+ Hoạt động có liên quan đến … khác

+ Hoạt động … chưa được phân vào đâu.

+ … khác

+ … chưa được phân vào đâu.

– Sau đó có thể ghi thêm mã ngành cấp 5 phù hợp rồi bổ sung thêm diễn giải chi tiết bên dưới hoặc ghi trực tiếp chi tiết sau mã ngành cấp 4.

Ví dụ:

STT

Tên ngành

Mã ngành

1

Sản xuất thực phẩm khác chưa được phân vào đâu

Chi tiết :

– Rang và lọc cà phê;

– Sản xuất các sản phẩm cà phê như: cà phê hoà tan, cà phê lọc, chiết xuất cà phê và cà phê cô đặc;

– Sản xuất các chất thay thế cà phê;

– Trộn chè và chất phụ gia;

– Sản xuất chiết suất và chế phẩm từ chè hoặc đồ pha kèm;

– Sản xuất các loại trà dược thảo

1079

2

 

 

 

 

3. Cách ghi ngành nghề không có trong Hệ thống ngành kinh tế

cách ghi mã ngành nghề
Hướng dẫn cách ghi mã ngành nghề trong đăng ký kinh doanh (Ảnh minh họa)
 

Trường hợp ngành nghề không có trong Hệ thống ngành kinh tế và cũng không có văn bản pháp luật thực tế điều chỉnh người thành lập doanh nghiệp cần làm công văn giải trình với Phòng đăng ký kinh doanh về thực tiễn tồn tại ngành nghề kinh doanh để cơ quan này được rõ.

Phòng đăng ký kinh doanh xem xét ghi nhận ngành, nghề kinh doanh này vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp nếu không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh, thông báo cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) để bổ sung ngành, nghề kinh doanh mới.

 

4. Một số lưu ý khi ghi mã ngành nghề trong đăng ký kinh doanh

– Các ngành nghề buôn bán mà tài sản có thể đấu giá được như mua bán ô tô, xe máy hoặc đặt hàng qua mạng internet phải ghi loại trừ hoạt động đấu giá tài sản.

– Khi đăng ký kinh doanh một số mã ngành doanh nghiệp cần lưu ý bổ sung câu cam kết sau các mã ngành này như: Sản xuất hóa chất cơ bản (mã ngành: 2011) phải ghi (không hoạt động tại trụ sở) đối với doanh nghiệp không sản xuất trong khu công nghiệp…

Ngoài ra bạn đọc tham khảo thêm các bài viết về Doanh nghiệp tại đây.

Hậu Nguyễn