Hướng dẫn thủ tục chuyển sinh hoạt Đảng mới nhất Update 04/2024

Do thay đổi về nơi sống hoặc làm việc, nhiều Đảng viên có nhu cầu chuyển sinh hoạt Đảng. Vậy theo quy định mới nhất, thủ tục thực hiện việc này thế nào?

Khi nào được chuyển sinh hoạt Đảng chính thức?

Điều 6 Điều lệ Đảng quy định, thủ tục chuyển sinh hoạt Đảng do Ban Chấp hành Trung ương quy định. Theo đó, quy định này được nêu cụ thể tại khoản 6.3 Điều 6 Quy định 29-QĐ/TW năm 2016.

Cụ thể, Đảng viên chuyển sinh hoạt Đảng trong các trường hợp sau đây:

– Chuyển sinh hoạt Đảng chính thức.

– Chuyển sinh hoạt Đảng tạm thời.

– Chuyển sinh hoạt Đảng ra ngoài nước: Đảng viên dự bị sinh hoạt đơn lẻ ở ngoài nước.

– Chuyển sinh hoạt Đảng khi chuyển giao, thành lập mới, chia tách, sáp nhập chi bộ, Đảng bộ: Khi cấp có thẩm quyền quyết định chuyển giao, thành lập mới, chia tách hay sáp nhập một chi bộ, Đảng bộ từ Đảng bộ này sang Đảng bộ khác trong hoặc ngoài Đảng bộ tỉnh (và tương đương).

– Chuyển sinh hoạt Đảng khi tổ chức Đảng bị kỷ luật giải tán, bị giải thể.

Thủ tục chuyển sinh hoạt Đảng
Chuyển sinh hoạt Đảng phải thực hiện như thế nào? (Ảnh minh họa)

Thủ tục chuyển sinh hoạt Đảng được quy định thế nào?

* Lưu ý: Bài viết nêu thủ tục áp dụng với hai trường hợp chuyển sinh hoạt Đảng chính thức và chuyển sinh hoạt Đảng tạm thời. Cụ thể:

Tiêu chí

Chuyển sinh hoạt Đảng chính thức

Chuyển sinh hoạt Đảng tạm thời

Thời điểm

– Chuyển công tác sang đơn vị mới.

– Được nghỉ hưu.

– Nghỉ mất sức, thôi việc, phục viên.

– Thay đổi nơi cư trú lâu dài

(Căn cứ điểm 6.3.1 khoản 6.3 Điều 6 Quy định 29 năm 2016)

– Đảng viên thay đổi nơi cư trú, nơi công tác trong thời gian từ 03 tháng đến dưới 01 năm;

– Được cử đi học ở trong nước từ 03 tháng đến 02 năm.

Sau đó lại trở về đơn vị cũ

(Căn cứ tiết a điểm 6.3.2 khoản 6.3 Điều 6 Quy định 29 năm 2016)

Thời gian

60 ngày làm việc kể từ ngày quyết định có hiệu lực hoặc thay đổi nơi cư trú phải làm thủ tục chuyển sinh hoạt Đảng chính thức

Sau khi trở về đơn vị cũ

Hồ sơ kèm theo

– Giấy giới thiệu sinh hoạt Đảng chính thức;

– Phiếu Đảng viên (khi Đảng viên chuyển sinh hoạt Đảng ra khỏi Đảng bộ huyện và tương đương).

– Thẻ Đảng viên.

– Hồ sơ Đảng viên.

– Bản tự kiểm điểm Đảng viên, có nhận xét của chi bộ và cấp ủy cơ sở nơi giới thiệu Đảng viên chuyển sinh hoạt Đảng chính thức.

(theo tiết a điểm 3.3.1 khoản 3.3 Điều 3 Hướng dẫn 09 năm 2017)

– Giấy giới thiệu sinh hoạt đảng tạm thời.

– Thẻ Đảng viên hoặc quyết định kết nạp Đảng viên (nếu là Đảng viên dự bị).

– Bản tự kiểm điểm Đảng viên, có nhận xét của chi bộ và cấp ủy cơ sở nơi Đảng viên chuyển đi và nơi Đảng viên sinh hoạt Đảng tạm thời khi trở về.

Thủ tục, trình tự

– Cấp ủy huyện có Đảng viên chuyển đi làm thủ tục giới thiệu chuyển sinh hoạt Đảng nếu đảng viên chuyển sinh hoạt Đảng ra ngoài Đảng bộ huyện, tỉnh; Nếu là Đảng viên của Đảng bộ, chi bộ cơ sở thuộc tỉnh ủy thì ban tổ chức tỉnh ủy làm thủ tục này.

– Trong vòng 30 ngày làm việc kể từ ngày giới thiệu chuyển đi, Đảng viên phải xuất trình giấy giới thiệu sinh hoạt Đảng với chi ủy nơi chuyển đến để được sinh hoạt Đảng. Nếu quá hạn thì phải báo cáo lý do để xem xét, xử lý.

– Hồ sơ của Đảng viên được niêm phong và được mang đi để báo cáo với tổ chức Đảng làm thủ tục giới thiệu và tiếp nhận sinh hoạt Đảng.

– Nếu Đảng viên đang bị thanh tra, kiểm tra hoặc đang xem xét, giải quyết khiếu nại, tố cáo thì chưa chuyển sinh hoạt Đảng chính thức

– Đảng viên phải làm thủ tục giới thiệu sinh hoạt Đảng tạm thời từ Đảng bộ, chi bộ nơi đang sinh hoạt đến Đảng bộ, chi bộ nơi công tác, học tập hoặc nơi cư trú mới.

– Tại nơi sinh hoạt Đảng bộ tạm thời, Đảng viên không được tính vào Đảng số, không có quyền biểu quyết, ứng cử và bầu cử nhưng vẫn đóng Đảng phí tại đây.

 
Chuyển sinh hoạt Đảng ra nước ngoài

Riêng với trường hợp chuyển sinh hoạt Đảng ra nước ngoài, Đảng viên dự bị sinh hoạt đơn lẻ ở ngoài nước khi hết thời gian dự bị phải làm bản tự kiểm điểm với tư cách Đảng viên.

Cấp ủy trực tiếp quản lý Đảng viên ở nước ngoài căn cứ nhận xét của cấp ủy nơi đi và kiểm điểm của Đảng viên để xét công nhận Đảng viên chính thức.

Đối với những địa bàn ở ngoài nước có hoàn cảnh đặc biệt, không đủ 03 Đảng viên chính thức để lập chi bộ thì có thể được thành lập chi bộ sinh hoạt dự bị, cấp ủy cấp trên chỉ định bí thư chi bộ.

Trên đây là quy định về thủ tục chuyển sinh hoạt Đảng mới nhất. Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được giải đáp, hỗ trợ.

>> Mẫu Đơn xin chuyển sinh hoạt Đảng dành cho mọi Đảng viên