Nếu cha/mẹ sau ly hôn lạm dụng việc thăm nom để cản trở việc nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu hạn chế quyền thăm nom sau ly hôn?
Các trường hợp bị hạn chế quyền thăm con sau ly hôn
Theo quy định tại khoản 3 Điều 82 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở, ngay cả người đang trực tiếp nuôi con. Tuy nhiên, có những trường hợp người không trực tiếp nuôi con bị Tòa án hạn chế quyền thăm con.
Cụ thể, Điều 85 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định các trường hợp này bao gồm:
– Bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con;
– Phá tán tài sản của con;
– Có lối sống đồi trụy;
– Xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội;
Đây là những hành vi làm ảnh hưởng xấu đến người con, đến sự phát triển, nhận thức, giáo dục con cho nên người trực tiếp nuôi con hoặc người thân thích có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm con.
Hạn chế quyền thăm con sau ly hôn khi nào? (Ảnh minh họa)
Thủ tục yêu cầu hạn chế quyền thăm con sau ly hôn
Hồ sơ yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con bao gồm:
– Đơn yêu cầu tòa án hạn chế quyền thăm nom con
– Bản sao quyết định ly hôn có công chứng
– Bản sao chứng minh thư nhân dân
– Chứng cứ chứng minh người không trực tiếp nuôi con đã có hành vi ảnh hưởng đến việc chăm sóc giáo dục con
– Đơn xin xác nhận cư trú chứng minh thẩm quyền khởi kiện
Người yêu gửi đơn tới Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú để được giải quyết.
Như vậy, khi người không trực tiếp nuôi con có hành vi làm ảnh hưởng xấu đến con thì được phép yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm con của người đó.
Nếu còn thắc mắc, độc giả có thể liên hệ 1900 6192 để được giải đáp nhanh nhất.
>> Thủ tục ly hôn: Cần giấy tờ gì? Nộp ở đâu?
>> Mẫu Đơn ly hôn chuẩn của Tòa án và thủ tục ly hôn nhanh nhất