Một số ngành, nghề kinh doanh khi hoạt động phải đảm đủ điều kiện về an ninh, trật tự. Nếu thuộc vào những ngành, nghề này, cơ sở kinh doanh phải nhanh chóng thực hiện thủ tục xin Giấy phép an ninh trật tự.
Các trường hợp phải xin giấy phép an ninh trật tự
Giấy phép an ninh, trật tự (ANTT) là văn bản do cơ quan Công an cấp cho các cơ sở kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện nhằm xác nhận các cơ sở kinh doanh đó đủ điều kiện về ANTT khi hoạt động.
Tuy nhiên, không phải tất cả các ngành, nghề kinh doanh đều phải xin Giấy phép ANTT mà chỉ các ngành, nghề quy định tại Điều 3 Nghị định 96/2016/NĐ-CP mới phải xin, cụ thể:
– Sản xuất con dấu, gồm: Sản xuất con dấu có hình Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, con dấu có hình biểu tượng, con dấu không có hình biểu tượng theo quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng con dấu.
– Kinh doanh công cụ hỗ trợ, gồm: Sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu, xuất khẩu, mua, bán công cụ hỗ trợ, đạn sử dụng cho công cụ hỗ trợ và phụ kiện của công cụ hỗ trợ; sửa chữa công cụ hỗ trợ.
– Kinh doanh các loại pháo, gồm: Sản xuất, gia công, nhập khẩu, xuất khẩu, mua, bán các loại pháo hoa, các loại pháo khác và thuốc pháo theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng pháo.
…
Xem chi tiết: 23 ngành nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự
Thủ tục xin giấy phép an ninh trật tự (Ảnh minh hoạ)
Hồ sơ xin cấp giấy phép an ninh trật tự
1. Thành phần hồ sơ |
|
Loại hồ sơ |
Nội dung chi tiết |
Văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự |
Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 96/2016/NĐ-CP. |
Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh |
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ, tài liệu thể hiện ngành nghề kinh doanh mà cơ sở kinh doanh đang hoạt động và muốn đăng ký ghi trong Giấy chứng nhận ANTT. |
Bản sao hợp lệ các giấy tờ, tài liệu chứng minh bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy |
– Văn bản nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở kinh doanh thuộc danh mục quy định tại Phụ lục IV Nghị định số 79/2014/NĐ-CP; – Biên bản kiểm tra về phòng cháy và chữa cháy đối với các cơ sở kinh doanh thuộc Danh mục quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 79/2014/NĐ-CP; – Riêng một số cơ sở kinh doanh không phải nộp các loại tài liệu trên, xem tại đây. Lưu ý: – Tài liệu này áp dụng đối với khu vực kinh doanh và kho bảo quản hàng hoá, nguyên liệu của cơ sở kinh doanh; – Đối với các cơ sở kinh doanh không có kho chứa nguyên liệu hoặc sản phẩm theo quy định thì phải có hợp đồng thuê kho đảm bảo các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy như trên. |
Bản khai lý lịch kèm theo Phiếu lý lịch tư pháp hoặc Bản khai nhân sự của người chịu trách nhiệm về ANTT của cơ sở kinh doanh |
– Đối với người Việt Nam ở trong nước: Phiếu lý lịch tư pháp; Bản khai lý lịch và phải được xác nhận trong các trường hợp sau: + Người đang thuộc biên chế của cơ quan nhà nước, lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội: Phải có xác nhận của các cơ quan, tổ chức đó; + Các đối tượng còn lại: Có xác nhận của UBND cấp xã nơi đăng ký hộ khẩu thường trú. – Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài mang hộ chiếu nước ngoài và người nước ngoài: Bản khai nhân sự kèm theo bản sao hợp lệ Hộ chiếu, Thẻ thường trú hoặc Thẻ tạm trú hoặc Thị thực còn thời hạn lưu trú tại Việt Nam. |
2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ |
Trình tự thủ tục xin giấy phép an ninh trật tự
Bước 1: Nộp hồ sơ
Căn cứ khoản 2 Điều 23 Nghị định 96/2016/NĐ-CP, cơ sở kinh doanh chọn một trong các hình thức nộp hồ sơ sau đây:
– Nộp trực tiếp cho cơ quan Công an có thẩm quyền;
– Gửi qua cơ sở kinh doanh dịch vụ bưu chính;
– Nộp qua Cổng thông tin điện tử quản lý ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự của Bộ Công an.
Xem chi tiết: Thẩm quyền cấp Giấy phép an ninh trật tự của cơ quan Công an
Bước 2: Tiếp nhận và xử lý hồ sơ
Bước 3: Nhận kết quả
* Thời hạn giải quyết:
– Không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ.
– Trường hợp từ chối cấp thì trong thời hạn 04 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan Công an phải có văn bản trả lời cơ sở kinh doanh và nêu rõ lý do.
* Phí giải quyết: 300.000 đồng (theo Thông tư 218/2016/TT-BTC)
Như vậy, thủ tục xin Giấy phép an ninh trật tự không phải bắt buộc đối với tất cả các cơ sở sản xuất kinh doanh. Thủ này cần cần chuẩn bị nhiều loại hồ sơ, nếu không tự thực hiện được, cá nhân, tổ chức có thể uỷ quyền cho các đơn vị có chuyên môn thực hiện.
Nếu có vướng mắc khi thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp, bạn đọc vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ nhanh nhất.
>> Mới: Hướng dẫn xin giấy phép phòng cháy chữa cháy 2021