Nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm đang hoạt động nhưng không đáp ứng các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm. Trong đó, hành vi không có giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) sẽ bị phạt tiền ở mức rất cao.
Đối tượng phải xin cấp Giấy phép VSATTP
Theo Điều 11, 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP, các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm đều phải có Giấy phép VSATTP khi hoạt động, trừ một số trường hợp sau:
– Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;
– Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định;
– Sơ chế nhỏ lẻ;
– Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;
– Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn;
– Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;
– Nhà hàng trong khách sạn;
– Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm;
– Kinh doanh thức ăn đường phố.
– Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.
Như vậy, các cơ sở, tổ chức có hoạt động kinh doanh, sản xuất thực phẩm bắt buộc phải xin cấp Giấy phép VSATTP trừ những trường hợp nêu trên.
Không có Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm (Ảnh minh hoạ)
Không có Giấy phép VSATTP bị phạt tới 60 triệu
Căn cứ Điều 18 Nghị định 115/2018/NĐ-CP, hành vi không có Giấy chứng nhận VSATTP sẽ bị xử phạt hành chính theo các mức sau:
TT |
Hành vi vi phạm |
Mức phạt tiền |
Biện pháp khắc phục hậu quả |
1 |
Kinh doanh dịch vụ ăn uống mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm |
Từ 20 – 30 triệu đồng |
|
2 |
Sản xuất, kinh doanh thực phẩm mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, trừ trường hợp thứ tự 3. |
Từ 30 – 40 triệu đồng |
– Buộc thu hồi thực phẩm đối với vi phạm quy định tại các khoản; – Buộc thay đổi mục đích sử dụng hoặc tái chế hoặc buộc tiêu hủy thực phẩm. |
3 |
Sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu thực hành sản xuất tốt (GMP) thực phẩm bảo vệ sức khỏe theo lộ trình |
Từ 40 – 60 triệu đồng |
|
Lưu ý: Mức phạt áp dụng đối với tổ chức (theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 115/2018/NĐ-CP) |
Xin Giấy phép VSATTP ở đâu?
Theo khoản 1 và khoản 2 Điều 6 Thông tư 43/2018/TT-BCT, hồ sơ xin Giấy phép VSATTP được nộp tại Bộ Công Thương hoặc Sở Công Thương, cụ thể:
Bộ Công Thương |
Sở Công Thương |
– Cơ sở sản xuất các sản phẩm thực phẩm có công suất thiết kế: + Rượu: Từ 03 triệu lít sản phẩm/năm trở lên; + Bia: Từ 50 triệu lít sản phẩm/năm trở lên; + Nước giải khát: Từ 20 triệu lít sản phẩm/năm trở lên; … Xem chi tiết: Danh mục các cơ sở sản xuất, kinh doanh phải xin Giấy phép VSATTP tại Bộ Công Thương |
– Cơ sở sản xuất các sản phẩm thực phẩm có công suất thiết kế thấp hơn; – Cơ sở kinh doanh thực phẩm của thương nhân bán buôn hoặc đại lý bán buôn trên địa bàn 01 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc cơ sở bán lẻ thực phẩm trên địa bàn tỉnh, thành phố đó. … Xem chi tiết: Danh mục các cơ sở sản xuất, kinh doanh phải xin Giấy phép VSATTP tại Bộ Công Thương |
Như vậy, hành vi không có Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm có thể bị phạt lên tới 60 triệu đồng. Vào dịp cuối năm, công tác thanh tra, kiểm tra VSATTP được tăng cường, các cơ sở kinh doanh cần thực hiện sớm thủ tục này.
Nếu có vướng mắc khi thực hiện thủ tục xin Giấy phép VSATTP hoặc các vấn đề pháp lý doanh nghiệp khác, bạn đọc vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ nhanh nhất