Pháp luật không công nhận quan hệ hôn nhân giữa hai người nam, nữ sống chung với nhau mà không đăng ký kết hôn. Nhưng trong thời gian chung sống lại có con với nhau thì pháp luật quy định thế nào về quyền nuôi con khi không đăng ký kết hôn?
Tại Điều 14 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, khi hai người nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn mà không đăng ký kết hôn, chỉ sống chung với nhau như vợ chồng thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Nhưng nếu có con chung thì vẫn có quyền và nghĩa vụ đối với con cái như khi có đăng ký kết hôn.
Quyền nuôi con khi không đăng ký kết hôn (Ảnh minh họa)
Bởi vậy khi hai người không chung sống với nhau nữa thì cha, mẹ vẫn phải thực hiện quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. Lúc này, quyền nuôi con được phân định dựa theo nguyên tắc thỏa thuận. Theo đó, người được nuôi con phải chứng minh được bản thân sẽ cung cấp môi trường thuận lợi nhất cho sự phát triển của con.
Nếu không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ dựa vào quyền lợi của con để quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc.
Xem thêm:
Phải chứng minh những gì để giành quyền nuôi con?
Ngoài ra, trong một số trường hợp đặc biệt thì quyền nuôi con được quy định như sau:
– Con từ đủ 07 tuổi trở lên phải xem xét nguyện vọng của con
– Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục và chăm sóc con.
Xem thêm:
“Cuộc chiến” giành quyền nuôi con: Ý kiến của con quan trọng thế nào?
Giành quyền nuôi con khi ly hôn: Toàn bộ quy định cần biết
Mẫu tờ khai đăng ký kết hôn mới nhất