Không vi phạm, CSGT có quyền dừng xe để kiểm tra? Update 11/2024

Những trường hợp không vi phạm, CSGT vẫn được dừng xe

Theo Thông tư 65/2020/TT-BCA của Bộ Công an, CSGT được quyền yêu cầu dừng xe nếu trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi nhận được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ và các hành vi vi phạm pháp luật khác.

Tuy nhiên, có những trường hợp dù không phát hiện vi phạm nhưng CSGT vẫn được quyền dừng xe, như (điểm b, c, d Điều 16):

– Thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tổng kiểm soát phương tiện giao thông đường bộ, kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm theo chuyên đề đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

– Có văn bản đề nghị của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện giao thông để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự, đấu tranh phòng chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác. Văn bản đề nghị phải ghi cụ thể thời gian, tuyến đường, phương tiện giao thông dừng để kiểm soát, xử lý, lực lượng tham gia phối hợp;

– Có tin báo, phản ánh, kiến nghị, tố cáo của tổ chức, cá nhân về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.

Như vậy, từ ngày 05/8/2020 khi Thông tư 65 có hiệu lực, có 03 trường hợp dù không vi phạm nhưng các phương tiện vẫn có thể bị CSGT dừng xe kiểm tra. Tuy nhiên, dù CSGT được yêu cầu dừng xe để kiểm tra giấy tờ, nhưng nếu xử phạt thì CSGT phải chứng minh được lỗi vi phạm của người tham gia giao thông (Điều 3 của Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012).
 

cảnh sát giao thông dừng xe kiểm tra

Không vi phạm, CSGT vẫn có quyền dừng xe để kiểm tra giấy tờ (Ảnh minh họa)

 

Không mang theo giấy tờ xe bị phạt thế nào?

Giấy tờ xe được hiểu bao gồm: Bằng lái xe, Giấy đăng ký xe, Bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc của chủ xe, Đăng kiểm.

Nếu không mang các giấy tờ xe, người lái xe sẽ bị phạt theo Nghị định 100/2020/NĐ-CP. Cụ thể:

* Giấy đăng ký xe:

– Đối với ô tô:

+ Không có: Phạt tiền từ 02 – 03 triệu đồng; tước Bằng lái xe từ 01 – 03 tháng;

+ Không mang theo: Phạt tiền từ 200.000 – 400.000 đồng.

– Đối với xe máy:

+ Không có: Phạt tiền từ 300.000 – 400.000 đồng;

+ Không mang theo: Phạt tiền từ 100.000 – 200.000 đồng.
 

* Bằng lái xe:

– Đối với ô tô:

+ Không có: Phạt tiền từ 04 – 06 triệu đồng ;

+ Không mang theo: Phạt tiền từ 200.000 – 400.000 đồng.

– Đối với xe máy:

+ Không có: Phạt tiền từ 800.000 đồng – 1,2 triệu đồng;

+ Không mang theo: Phạt tiền từ 100.000 – 200.000 đồng.
 

* Giấy chứng nhận hoặc tem kiểm định (Chỉ áp dụng đối với ô tô)

+ Không có: Phạt tiền từ 04 – 06 triệu đồng; tước Bằng lái xe từ 01 – 03 tháng;

+ Không mang theo: Phạt tiền từ 200.000 – 400.000 đồng.
 

* Bảo hiểm bắt buộc

– Đối với ô tô:

Không có hoặc không mang theo: Phạt tiền từ 400.000 – 600.000 đồng;

– Đối với xe máy:

Không có hoặc không mang theo: Phạt tiền từ 100.000 – 200.000 đồng.

Đặc biệt, từ 01/01/2020, việc xử phạt lỗi không mang và không có giấy tờ xe đã linh hoạt hơn rất nhiều so với trước đây.

Nếu tại thời điểm kiểm tra, người điều khiển phương tiện không xuất trình được giấy tờ thì người có thẩm quyền tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính đối với người điều khiển phương tiện về hành vi không có giấy tờ. Trong thời hạn hẹn, nếu người vi phạm xuất trình được các giấy tờ thì chỉ bị xử phạt về hành vi không mang theo giấy tờ. Nếu quá thời hạn hẹn đến giải quyết mới xuất trình được hoặc không xuất trình được giấy tờ thì bị phạt lỗi không có giấy tờ.

Xem thêm:

Bị CSGT xử phạt, muốn khiếu nại làm thế nào?

Cảnh sát giao thông được phạt tối đa bao nhiêu?

LuatVietnam