Làm việc bán thời gian, đóng bảo hiểm xã hội thế nào? Update 01/2025

Do nhu cầu sản xuất, kinh doanh, không ít doanh nghiệp chỉ thuê người lao động làm việc theo chế độ bán thời gian. Với những trường hợp như vậy, việc đóng bảo hiểm xã hội của người lao động có bị ảnh hưởng?

Làm việc bán thời gian là gì?

Theo quy định tại Điều 34 Bộ luật Lao động 2012:

Người làm việc không trọn thời gian (làm việc bán thời gian) là người có thời gian làm việc ngắn hơn so với thời gian làm việc bình thường theo ngày hoặc theo tuần được quy định trong pháp luật lao động, thỏa ước lao động tập thể hoặc quy định của người sử dụng lao động.

Ví dụ:

Thời gian làm việc bình thường theo ngày là 08 giờ/ngày, nếu người lao động giao kết hợp đồng lao động với doanh nghiệp để làm việc 05 giờ/ngày thì gọi là làm việc không trọn thời gian.

Để được làm việc theo chế độ này, người lao động có thể thoả thuận với người sử dụng lao động ngay khi giao kết hợp đồng lao động.

Đóng bảo hiểm xã hội cho người làm việc bán thời gian

Đóng bảo hiểm xã hội cho người làm việc bán thời gian (Ảnh minh họa)
 

Làm việc bán thời gian, đóng bảo hiểm xã hội thế nào?

Liên quan đến quyền lợi của người lao động làm việc bán thời gian, khoản 3 Điều 34 Bộ luật Lao động 2012 nêu rõ:

Người lao động làm việc không trọn thời gian được hưởng lương, các quyền và nghĩa vụ như người lao động làm việc trọn thời gian, quyền bình đẳng về cơ hội, không bị phân biệt đối xử, bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động.

Quy định này sẽ đồng nghĩa với việc, mọi quyền và nghĩa vụ của người lao động làm việc không trọn thời gian và người lao động làm việc trọn thời gian sẽ như nhau, trong đó có việc tham gia bảo hiểm xã hội.

Theo khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm:

  • Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
  • Người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn;
  • Người làm việc theo hợp đồng lao động mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng;
  • Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng…

Và như vậy, người lao động làm việc không trọn thời gian cũng thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Khi đó, họ sẽ đóng bảo hiểm xã hội với mức đóng được quy định tại Điều 6 Quyết định 595/QĐ-BHXH như sau:

  • Mức lương tháng đóng BHXH tối thiểu

– Không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng đối với người làm công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường.

– Cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc hoặc chức danh phải qua học nghề, đào tạo nghề.

– Cao hơn ít nhất 5% đối với người làm công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; 7% đối với người làm công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương trong điều kiện lao động bình thường.

Đơn vị tính: đồng/tháng

Vùng

Người làm việc trong điều kiện bình thường

Người đã qua học nghề, đào tạo nghề

Người làm việc trong điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm

Người làm việc trong điều kiện đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm

Vùng I

4.420.000

4.729.400

4.641.000

4.729.400

Vùng II

3.920.000

4.194.400

4.116.000

4.194.400

Vùng III

3.430.000

3.670.100

3.601.500

3.670.100

Vùng IV

3.070.000

3.284.900

3.223.500

3.284.900

  • Mức lương tháng đóng BHXH tối đa

Bằng 20 tháng lương cơ sở.

– Từ 01/01/2020: Mức lương tháng đóng BHXH tối đa = 20 x 1,49 = 29,8 triệu đồng/tháng.

– Từ 01/7/2020: Mức lương tháng đóng BHXH tối đa = 20 x 1,6 = 32 triệu đồng/tháng.

Xem chi tiết mức đóng bảo hiểm xã hội năm 2020 tại đây.

Trên đây là những thông tin quan trọng liên quan tới việc đóng bảo hiểm xã hội cho người làm việc bán thời gian. Người lao động không nên bỏ qua thông tin này để đảm bảo quyền lợi cho mình.

>> Quyền lợi của người lao động làm không trọn thời gian

Thùy Linh