Luật Phí và lệ phí: 7 quy định quan trọng cần biết Update 01/2025

Chính sách phí, lệ phí gắn liền với các thủ tục hành chính và có ảnh hưởng lớn đối với kinh tế – xã hội của đất nước, Luật Phí và lệ phí 2015 ra đời và đóng vai trò quan trọng trong việc cụ thể hóa các chính sách này.

1. Phí, lệ phí là gì?

Khái niệm phí, lệ phí

 

Phí, lệ phí là gì? (Ảnh minh họa)

Phí và lệ phí là 2 khái niệm thường bị nhầm lẫn, theo Điều 3 Luật Phí và lệ phí 2015, phí và lệ phí được định nghĩa như sau :
– Phí là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải trả nhằm cơ bản bù đắp chi phí và mang tính phục vụ khi được cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và tổ chức được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giao cung cấp dịch vụ công được quy định trong Danh mục phí ban hành kèm theo Luật Phí và lệ phí.
– Lệ phí là khoản tiền được ấn định mà tổ chức, cá nhân phải nộp khi được cơ quan nhà nước cung cấp dịch vụ công, phục vụ công việc quản lý Nhà nước được quy định trong Danh mục lệ phí ban hành kèm theo Luật Phí và lệ phí.

Phân biệt phí và lệ phí

 

Tiêu chí

Phí

Lệ phí

Khái niệm

Là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải trả nhằm cơ bản bù đắp chi phí và mang tính phục vụ khi được cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và tổ chức được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giao cung cấp dịch vụ công.

Là khoản tiền được ấn định mà tổ chức, cá nhân phải nộp khi được cơ quan Nhà nước cung cấp dịch vụ công, phục vụ công việc quản lý Nhà nước.

 

Mục đích

Nhằm bù đắp một phần chi phí đã bỏ ra để thực hiện hoạt động cung ứng hàng hóa, dịch vụ công ngoài khoản mà ngân sách Nhà nước đã hỗ trợ trực tiếp.

Chủ yếu nhằm đáp ứng yêu cầu về quản lý Nhà nước, đảm bảo quyền lợi về mặt hành chính pháp lý cho người nộp, không dùng để bù đắp chi phí.

Nguyên tắc xác định mức thu

– Bảo đảm bù đắp chi phí, có tính đến chính sách phát triển kinh tế – xã hội của Nhà nước trong từng thời kỳ;

– Bảo đảm công bằng, công khai, minh bạch và bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của công dân.

– Được ấn định trước, không nhằm mục đích bù đắp chi phí;

– Riêng mức thu lệ phí trước bạ được tính bằng tỷ lệ % trên giá trị tài sản;

– Bảo đảm công bằng, công khai, minh bạch và bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của công dân.

Thẩm quyền thu

– Cơ quan Nhà nước

– Đơn vị hành chính sự nghiệp

– Các tổ chức, cá nhân thuộc khu vực tư nhân.

Cơ quan Nhà nước

Xem thêm: Phân biệt án phí và lệ phí

2. Danh mục và mức thu phí, lệ phí 2018
 

Danh mục phí, lệ phí và mức thu của một số lĩnh vực quan trọng, phổ biến được cập nhật theo quy định mới nhất theo bảng dưới đây:
 

STT

Tên loại phí, lệ phí

Mức thu phí, lệ phí

 

 

 

 

1

Phí sử dụng đường bộ (với từng loại phương tiện)

Quy định tại Thông tư 293/2016/TT-BTC

Xe chở người dưới 10 chỗ đăng ký tên cá nhân

Mức thu từ 130.000 đồng – 3.660.000 đồng

Xe tải, các loại xe buýt vận tải hành khách công cộng; xe chở hàng và xe chở người 4 bánh có gắn động cơ

Mức thu từ 180.000 đồng – 5.070.000 đồng

Xe chở người từ 10 chỗ đến dưới 25 chỗ

Mức thu từ 270.000 đồng – 7.600.000 đồng

 

 

2

Lệ phí trước bạ nhà, đất được tính theo công thức: Lệ phí trước bạ = giá tính lệ phí trước bạ x Mức thu lệ phí trước bạ theo tỷ lệ %

Mức thu lệ phí trước bạ theo tỷ lệ % đối với nhà, đất là 0,5% (Nghị định 140/2016/NĐ-CP)

 

 

 

3

Phí công chứng hợp đồng kinh tế, thương mại, đầu tư, kinh doanh: Tính trên giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch

Quy định tại Thông tư số 257/2016/TT-BTC

Dưới 50 triệu đồng

50 nghìn đồng/trường hợp

Từ 50 triệu đồng đến 100 triệu đồng

100 nghìn đồng/trường hợp

 

Từ trên 100 triệu đồng đến 01 tỷ đồng

0,1% giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch…

 

 

 

 

4

 

Lệ phí Tòa án

Quy định tại Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14

Lệ phí sơ thẩm giải quyết yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động

 

300.000 đồng

Lệ phí phúc thẩm giải quyết yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động

 

300.000 đồng

Lệ phí nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản

1.500.000 đồng

Xem thêm: Những khoản tiền phải nộp khi làm Sổ đỏ

3. Các trường hợp được miễn, giảm phí, lệ phí
 

Theo Điều 10 Luật Phí và lệ phí 2015, các đối tượng được miễn, giảm phí, lệ phí bao gồm 07 nhóm: Trẻ em, hộ nghèo, người cao tuổi, người khuyết tật, người có công với cách mạng, đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn và một số đối tượng đặc biệt khác theo quy định.

Đáng chú ý, Điều 12 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 nêu rõ những trường hợp được miễn nộp tiền tạm ứng án phí, án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án, lệ phí Tòa án cụ thể:

– Người lao động khởi kiện đòi tiền lương, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, tiền bồi thường về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; giải quyết những vấn đề bồi thường thiệt hại hoặc vì bị sa thải, chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật;

– Người yêu cầu cấp dưỡng, xin xác định cha, mẹ cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự;

– Người khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính trong việc áp dụng hoặc thi hành biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn…

Xem thêm: Nghị quyết 326: 7 lưu ý quan trọng về án phí, lệ phí Toà án

Các trường hợp được miễn, giảm phí, lệ phí (Ảnh minh họa)

4. Hướng dẫn kê khai, thu, nộp, quyết toán phí, lệ phí
 

Điều 3 Nghị định số 120/2016/NĐ-CP quy định về kê khai, thu, nộp, quyết toán phí, lệ phí như sau:

– Đối với người nộp: Phải kê khai, nộp phí, lệ phí theo tháng, quý, năm hoặc theo từng lần phát sinh dựa trên tính chất, đặc điểm của từng khoản phí, lệ phí.

– Tổ chức thu phí, lệ phí thực hiện kê khai, nộp phí, lệ phí thu được như sau:

+ Tổ chức thu lệ phí thực hiện nộp toàn bộ tiền lệ phí thu được vào ngân sách Nhà nước. Tổ chức thu lệ phí thực hiện kê khai, nộp lệ phí theo tháng, quyết toán lệ phí năm theo quy định của pháp luật quản lý thuế.

+ Gửi số tiền phí thu được vào Tài khoản phí chờ nộp tại Kho bạc Nhà nước hằng ngày, tuần hoặc tháng dựa trên số tiền thu được nhiều hay ít, nơi thu phí xa hay gần Kho bạc Nhà nước.

+ Tổ chức thu phí thực hiện kê khai tiền phí thu được theo tháng, quyết toán năm theo quy định của pháp luật về quản lý thuế và nộp tiền phí phải nộp vào ngân sách Nhà nước, sau khi trừ số tiền phí được để lại.

Hướng dẫn kê khai, thu, nộp, quyết toán phí, lệ phí (Ảnh minh họa)

5. 17 loại phí quan trọng được chuyển sang cơ chế giá
 

Theo khoản 1 Điều 20 Luật Giá 2012, giá được tính toán bảo đảm bù đắp chi phí và có lợi nhuận hợp lý cho nhà đầu tư, phù hợp với chính sách phát triển kinh tế trong từng thời kỳ.

Tại khoản 5 Điều 4 Luật này có nêu tùy thuộc vào hàng hóa, dịch vụ cụ thể mà cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoặc tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh có quyền quy định giá cho hàng hóa, dịch vụ đó.

Từ ngày 01/01/2017, theo Phụ lục 2 Luật Phí và lệ phí 2015, 17 loại phí trong đó có phí một số dịch vụ như: Phí sử dụng đường bộ, trông giữ xe, phí vệ sinh, thủy lợi phí… sẽ được chuyển sang cơ chế giá do Nhà nước định giá.

Cụ thể: 

STT

Tên phí

Tên giá sản phẩm, dịch vụ

1

Thủy lợi phí

Sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi

2

Phí kiểm nghiệm thuốc dùng cho động vật, thực vật

Dịch vụ kiểm nghiệm thuốc dùng cho động vật, thực vật

3

Phí đo đạc, lập bản đồ địa chính

Dịch vụ đo đạc, lập bản đồ địa chính

4

Phí chợ

Dịch vụ sử dụng diện tích bán hàng tại chợ

5

Phí sử dụng đường bộ

Dịch vụ sử dụng đường bộ của các dự án đầu tư xây dựng đường bộ để kinh doanh

6

Phí qua đò, qua phà

Dịch vụ sử dụng đò, phà

7

Phí sử dụng cảng, nhà ga

Dịch vụ sử dụng cảng, nhà ga

8

Phí hoa tiêu, dẫn đường

Dịch vụ hoa tiêu, dẫn đường

9

Phí kiểm định phương tiện vận tải

Dịch vụ kiểm định phương tiện vận tải

10

Phí kiểm định kỹ thuật máy móc, thiết bị, vật tư và các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn

Dịch vụ kiểm định kỹ thuật máy móc, thiết bị, vật tư và các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn

11

Phí trông giữ xe

Dịch vụ trông giữ xe

12

Phí phòng, chống dịch bệnh

Dịch vụ tiêm phòng, tiêu độc, khử trùng cho động vật, chẩn đoán thú y

13

Phí kiểm dịch y tế

Dịch vụ kiểm dịch y tế, y tế dự phòng

14

Phí kiểm nghiệm mẫu thuốc, nguyên liệu làm thuốc, thuốc

Dịch vụ kiểm nghiệm mẫu thuốc, nguyên liệu làm thuốc, thuốc

15

Phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn

Dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt

16

Phí vệ sinh

Dịch vụ thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt

17

Phí hoạt động chứng khoán

Dịch vụ trong lĩnh vực chứng khoán

Xem thêm: “Thu phí” và “thu giá” khác nhau thế nào?

6. Nghiêm cấm tổ chức, cá nhân tự đặt và thu phí
 

Luật Phí và lệ phí 2015 nghiêm cấm cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức, cá nhân tự đặt và thu các loại phí, lệ phí; thu, nộp, quản lý và sử dụng khoản thu phí, lệ phí trái với quy định của pháp luật.

Trường hợp vi phạm các quy định của pháp luật về phí, lệ phí tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, Luật cũng quy định trách nhiệm và quyền hạn của tổ chức thu và người nộp lệ phí, phí như sau:

Trách nhiệm của tổ chức thu phí, lệ phí

– Niêm yết công khai tại địa điểm thu và công khai trên Trang thông tin điện tử của tổ chức thu phí, lệ phí về tên phí, lệ phí, mức thu, phương thức thu, đối tượng nộp, miễn, giảm và văn bản quy định thu phí, lệ phí;

– Lập và cấp chứng từ thu cho người nộp phí, lệ phí theo quy định của pháp luật;

– Thực hiện chế độ kế toán; định kỳ báo cáo quyết toán thu, nộp, sử dụng phí, lệ phí; thực hiện chế độ công khai tài chính theo quy định của pháp luật;

– Hạch toán riêng từng loại phí, lệ phí;

– Báo cáo tình hình thu, nộp, quản lý, sử dụng phí, lệ phí;

Quyền, trách nhiệm của người nộp phí, lệ phí

– Nộp đúng, đủ, kịp thời phí, lệ phí theo quy định của pháp luật;

– Được nhận chứng từ xác nhận số phí, lệ phí đã nộp.

7. Vi phạm quy định phí, lệ phí phạt tới 50 triệu đồng
 

Theo Nghị định 109/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 49/2016/NĐ-CP, theo đó mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực quản lý phí, lệ phí lên tới 50 triệu đồng.

Một số hành vi vi phạm thường gặp và mức xử phạt tương ứng như sau:

– Không đăng ký, kê khai thu, nộp phí, lệ phí phạt tiền từ 3 triệu đồng – 5 triệu đồng;

– Gian lận, trốn nộp phí, lệ phí phạt tối đa 50 triệu đồng;

– Khai man, khai khống hồ sơ để được áp dụng quy định miễn, giảm phí, lệ phí, mức phạt là 20% tính trên số tiền được miễn giảm. Mức phạt tối thiểu là 500 nghìn đồng, mức phạt tối đa là 50 triệu đồng.

Vi phạm quy định phí, lệ phí phạt tới 50 triệu đồng (Ảnh minh họa)

Ngoài các mức phạt tiền nêu trên, tổ chức, cá nhân vi phạm còn bị áp dụng một số biện pháp khắc phục hậu quả như: Buộc hoàn trả toàn bộ tiền phí, lệ phí do thực hiện sai quy định; Buộc nộp đủ số phí, lệ phí gian lận, trốn nộp…

Trên đây là những điểm cần biết về phí, lệ phí trong năm 2018, để tham khảo cụ thể hơn bạn đọc xem thêm các quy định về THUẾ-PHÍ-LỆ PHÍ tại đây.  

Xem thêm:

Hướng dẫn về giá tính thuế, phí với tài sản thừa kế, quà tặng

Nhà đất hiện nay đang “gánh” bao nhiêu loại thuế, phí?

Những loại phí phải đóng khi ở chung cư

LuatVietnam