Mẫu Đơn ly hôn chuẩn của Tòa án và thủ tục ly hôn nhanh nhất Update 04/2024

Khi tiến hành thủ tục ly hôn, cần phải nộp đơn theo mẫu chuẩn cho Tòa án. Dưới đây, LuatVietnam sẽ giới thiệu mẫu Đơn xin ly hôn mới và chuẩn nhất của Tòa án cho trường hợp đơn phương và thuận tình ly hôn.

Mẫu Đơn ly hôn chuẩn theo Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP

Hiện nay, mẫu Đơn xin ly hôn không được viết tùy tiện mà phải tuân thủ mẫu chuẩn của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành tại Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP (sửa đổi bởi Nghị quyết 04/2018/NQ-HĐTP).

Theo đó, trường hợp ly hôn đơn phươngly hôn thuận tình sẽ áp dụng 02 biểu mẫu khác nhau gồm: Mẫu số 23-DS: Đơn khởi kiện và Mẫu số 01-VDS: Đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự.

Dưới đây, LuatVietnam sẽ trình bày 02 mẫu Đơn ly hôn để bạn đọc tham khảo.

Mẫu Đơn ly hôn thuận tình

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

…….., ngày ….. tháng …. năm ………

ĐƠN YÊU CẦU GIẢI QUYẾT VIỆC DÂN SỰ

(V/v: Công nhận thuận tình ly hôn và thỏa thuận về con cái, tài sản)

Kính gửi: Tòa án nhân dân ……………………………………………………..

Họ tên người yêu cầu:

1. Tên chồng: ………………………………….. Sinh năm: …………………….

Địa chỉ:………………………………………………………………………………………………

Số điện thoại: …………………(nếu có); số fax: ……………….……….(nếu có)

Địa chỉ thư điện tử: …………………………………………………………………….. (nếu có)

2. Tên vợ: ………………………………….. Sinh năm: ………………………….

Địa chỉ……………………………………………………………………………………………….

Số điện thoại: …………………(nếu có); số fax: ……………….……….(nếu có)

Địa chỉ thư điện tử: …………………………………………………………………….. (nếu có)

Chúng tôi xin trình bày với Tòa án nhân dân……………….. việc như sau: 

1. Những vấn đề yêu cầu Tòa án giải quyết:

– Về quan hệ hôn nhân: ………………………………………………………….

Về con chung:………………………………………………………………………………………….

– Về tài sản chung: ……………………………………………………………………………………

– Về công nợ:…………………………………………………………………………………………….

2. Lý do, mục đích yêu cầu Tòa án giải quyết những vấn đề nêu trên: ………….

3. Căn cứ của việc yêu cầu Tòa án giải quyết những vấn đề nêu trên:…………..

4. Tên và địa chỉ của những người có liên quan đến những vấn đề yêu cầu Tòa án giải quyế:………….…………………………………………………………..

5. Thông tin khác:……………………………………………………………

Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn gồm có:

1. Chứng minh nhân dân (bản chứng thực)

2. Sổ hộ khẩu (Bản chứng thực)

3. Giấy khai sinh (Bản chứng thực)

4. Đăng ký kết hôn

5. Một số giấy tờ khác có liên quan 

Tôi cam kết những lời khai trong đơn là hoàn toàn đúng sự thực.   

NGƯỜI YÊU CẦU

 

 

                  Vợ                                                        Chồng


Mẫu đơn ly hôn 2021 (Ảnh minh họa)

Mẫu đơn ly hôn đơn phương

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

……….., ngày ….. tháng …. năm ………

ĐƠN KHỞI KIỆN

(v/v: Ly hôn)

 

Kính gửi:  TÒA ÁN NHÂN DÂN (1) ………………………………….………..

Người khởi kiện:………………………………………………………………………………..

Địa chỉ:………………………………………………………………………………………………

Số điện thoại: …………………(nếu có); số fax: ……………….……….(nếu có)

Địa chỉ thư điện tử: …………………………………………………………………….. (nếu có)

Người bị kiện:……………………………………………………………………………………

Địa chỉ……………………………………………………………………………………………….

Số điện thoại: …………………(nếu có); số fax: ……………….……….(nếu có)

Địa chỉ thư điện tử: …………………………………………………………………….. (nếu có)

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (nếu có):…………………………………..

Địa chỉ……………………………………………………………………………………………….

Số điện thoại: …………………(nếu có); số fax: ……………….……….(nếu có)

Địa chỉ thư điện tử: …………………………………………………………………….. (nếu có)

Yêu cầu Toà án nhân dân (1)………… giải quyết những vấn đề sau đối với bị đơn: 

1.Về quan hệ hôn nhân: (2) ………………………………………………………………………..

2. Về con chung: (3) ……………………………………………………………………………………

3 – Về tài sản : (4) ………………………………………………………………………………………

4 –Về công nợ: (5) ………………………………………………………………………………………

Danh mục tài liệu, chứng kèm theo đơn khởi kiện gồm có:

1. Chứng minh nhân dân (bản chứng thực)

2. Sổ hộ khẩu (Bản chứng thực)

3. Giấy khai sinh (Bản chứng thực)

4. Đăng ký kết hôn

5. Một số giấy tờ khác có liên quan

(Các thông tin khác mà người khởi kiện xét thấy cần thiết cho việc giải quyết vụ án) (6) …………………………………………………………………………………………………   

Trên đây là toàn bộ những yêu cầu của tôi, đề nghị tòa án xem xét, giải quyết. Ngoài ra tôi không khiếu nại gì thêm, nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật.

Kính mong quý Tòa xem xét giải quyết trong thời hạn luật định.

Tôi xin trân trọng cảm ơn !

NGƯỜI KHỞI KIỆN

Hướng dẫn viết Đơn xin ly hôn

Về phần thông tin chung: Ghi chính xác thông tin của 02 vợ chồng khớp với sổ hộ khẩu hoặc khớp với chứng minh nhân dân.

Về quan hệ hôn nhân, trình bày chính xác toàn bộ thời gian, quá trình chung sống giữa hai vợ chồng, lý do dẫn đến ly hôn? (Do ngoại tình/cờ bạc/bạo hành gia đình hay do bất đồng quan điểm, cuộc sống hôn nhân nhạt nhẽo….?), mâu thuẫn phát sinh do đâu, 02 vợ chồng đã ly thân hay chưa, thời gian sống ly thân là từ bao giờ đến bao giờ, đã bao giờ được hòa giải chưa?…

Về con cái: Nếu đã có con chung ghi đầy đủ thông tin các con chung (tên, ngày tháng năm sinh…), nguyện vọng và để nghị nuôi con …. Nếu chưa có con chung ghi: Chưa có.

Nếu 02 vợ chồng đã thỏa thuận được việc nuôi con thì ghi nội dung thỏa thuận.

Nếu không thỏa thuận được việc nuôi con thì ghi: Hai bên không thỏa thuận được quyền nuôi con, đề nghị Tòa án căn cứ theo các quy định pháp lý hiện hành và phân chia quyền nuôi con và cấp dưỡng theo đúng quy định của pháp luật.

Về tài sản: Nếu có tài sản chung và yêu cầu Tòa án phân chia thì liệt kê toàn bộ thông tin về tài sản, trị giá thực tế, đề nghị phân chia. Nếu không có tài sản chung ghi: Không có. Nếu không yêu cầu Tòa án phân chia thì ghi 02 bên tự thỏa thuận, không yêu cầu Tòa án phân chia.

Phần nợ chung: Nếu có nợ chung ghi cụ thể số nợ, chủ nợ là ai, thời gian trả nợ… và đề nghị phân nghĩa vụ trả nợ trong đơn. Nếu không có nợ chung ghi: Không có… Nếu có nợ chung nhưng không cần phân chia thì ghi: Nợ chung do hai bên tự nguyện thỏa thuận không yêu cầu Tòa án phân chia.


Vợ, chồng cần biết gì khi viết mẫu đơn ly hôn? (Ảnh minh họa)


Căn cứ để Tòa án cho ly hôn?

 Theo quy định tại điểm a Mục 8 Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP:

Toà án quyết định cho ly hôn nếu xét thấy tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài được, mục đích của hôn nhân không đạt được.

Trong đó, được coi là tình trạng của vợ chồng trầm trọng khi:

– Vợ, chồng không thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau ví dụ như người nào chỉ biết bổn phận người đó, bỏ mặc người vợ hoặc người chồng muốn sống ra sao thì sống, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, nhắc nhở, hoà giải nhiều lần.

– Vợ hoặc chồng luôn có hành vi ngược đãi, hành hạ nhau, như thường xuyên đánh đập, hoặc có hành vi khác xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm và uy tín của nhau, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, đoàn thể nhắc nhở, hoà giải nhiều lần.

– Vợ chồng không chung thuỷ với nhau như có quan hệ ngoại tình, đã được người vợ hoặc người chồng hoặc bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, nhắc nhở, khuyên bảo nhưng vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại tình;

Để có cơ sở nhận định đời sống chung của vợ chồng không thể kéo dài được, thì phải căn cứ vào tình trạng hiện tại của vợ chồng đã đến mức trầm trọng như hướng dẫn tại điểm a.1 mục 8 này.

Nếu thực tế cho thấy đã được nhắc nhở, hoà giải nhiều lần, nhưng vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại tình hoặc vẫn tiếp tục sống ly thân, bỏ mặc nhau hoặc vẫn tiếp tục có hành vi ngược đãi hành hạ, xúc phạm nhau, thì có căn cứ để nhận định rằng đời sống chung của vợ chồng không thể kéo dài được.

Mục đích của hôn nhân không đạt được là không có tình nghĩa vợ chồng; không bình đẳng về nghĩa vụ và quyền giữa vợ, chồng; không tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín của vợ, chồng; không tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của vợ, chồng; không giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau phát triển mọi mặt.

Như vậy, chỉ khi hôn nhân đi vào bế tắc, có những căn cứ trên thì vợ, chồng mới nên “đưa nhau ra Tòa”. Bởi, lúc này Tòa án mới có căn cứ để đồng ý cho 02 bên ly hôn.

Một số thắc mắc thường gặp của người muốn ly hôn

Khi nào không được ly hôn?

Theo quy định tại Điều 51 Luật Hôn nhân và Gia đình, vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu ly hôn. Tuy nhiên, khoản 3 Điều này nêu rõ, chồng không có quyền ly hôn khi vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Đặc biệt, trong ly hôn đơn phương, chỉ được Tòa án giải quyết ly hôn nếu có căn cứ về việc một trong hai người có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng khiến hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được.
 

Vợ hoặc chồng ngoại tình thì có được ly hôn khi người ngoại tình không đồng ý?

Trong quan hệ hôn nhân, nếu 01 người ngoại tình là người đó đã vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ của người vợ/ chồng trong thời kỳ hôn nhân là nghĩa vụ chung thủy của hai vợ chồng.

Vì thế, dù người ngoại tình níu kéo thì người kia vẫn có quyền nộp đơn ly hôn đơn phương tới Tòa án nhân dân có thẩm quyền để yêu cầu ly hôn đơn phương.

Mất giấy đăng ký kết hôn có được ly hôn không?

Giấy đăng ký kết hôn là một trong những giấy tờ cần có khi muốn ly hôn. Dù vậy, nêu mất đăng ký kết hôn, hai vợ chồng vẫn có thể thực hiện thủ tục nếu có các giấy tờ thay thế sau đây:

– Bản sao chứng thực đăng ký kết hôn;

– Bản sao từ sổ gốc (trích lục) đăng ký kết hôn;

– Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn đã được đăng ký lại.

Xem thêm…
 

Làm thế nào để ly hôn nhanh nhất, không mất nhiều thời gian?

Thuyết phục đối phương ký vào mẫu Đơn thuận tình ly hôn là cách nhanh nhất để giải quyết ly hôn.

Đang mang thai, làm thế nào để ly hôn?

Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ, trẻ em, trong việc ly hôn, Điều 51 Luật Hôn nhân và Gia đình khẳng định, chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Có thể thấy, Luật cấm chồng không được ly hôn với vợ khi vợ đang mang thai nhưng lại không có quy định này không cho người vợ đang có thai ly hôn.

Do đó, nếu vợ đang mang thai thì vẫn được quyền gửi đơn ly hôn còn chồng thì không được.

Xem thêm…

Làm thế nào để ly hôn với người không có nơi cư trú rõ ràng?

Hiện nay, để tạo điều kiện thuận lợi cho người tiến hành thủ tục ly hôn, pháp luật quy định nếu không biết nơi cư trú của bị đơn thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi bị đơn cư trú cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết.

Xem thêm….

Đơn ly hôn có bắt buộc phải mua tại Tòa án?

Pháp luật hiện hành không bắt buộc người dân phải mua đơn có sẵn tại Tòa án. Về nguyên tắc mẫu Đơn xin ly hôn có thể được viết tay, đánh máy hoặc mua tại Tòa án (bản có dấu). Đơn chỉ cần có đầy đủ các nội dung thông tin cần thiết theo mẫu là Tòa án phải chấp nhận.

Tuy nhiên, hiện nay, nhiều Tòa án vẫn yêu cầu người dân phải mua mẫu Đơn có dấu treo tại Tòa.

Xem thêm…

Có mấy mẫu Đơn xin ly hôn

Hiện nay, có 02 loại mẫu Đơn xin ly hôn: đơn xin ly hôn thuận tìnhđơn ly hôn đơn phương.

Đối với trường hợp cả 02 người cùng ký vào Đơn thì sử dụng mẫu Đơn ly hôn thuận tình. Nếu việc ly hôn là ý chí chủ quan của 01 người thì sử dụng mẫu Đơn ly hôn đơn phương.

Đơn xin ly hôn có bắt buộc 2 vợ chồng cùng ký?

Như đã nói ở trên, khi ly hôn có 02 cách: Thuận tình và đơn phương. Trong đó, thuận tình là việc cả hai vợ chồng cùng đồng ý và thỏa thuận được việc ly hôn. Ngược lại, đơn phương ly hôn là khi một bên có yêu cầu ly hôn.

Do đó, trong đơn ly hôn thuận tình, bắt buộc phải có chữ ký của cả hai vợ chồng còn đơn ly hôn đơn phương thì không bắt buộc.

Xem thêm…
 

Đơn ly hôn thuận tình và đơn phương có giống nhau không?

Mẫu Đơn ly hôn thuận tình và ly hôn đơn phương khác nhau hoàn toàn. Một bên là đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, đơn phương ly hôn sử dụng đơn khởi kiện. Tùy thuộc vào ý chí của các bên trong ly hôn để chọn mẫu Đơn phù hợp.

Nộp Đơn xin ly hôn ở đâu?

Trường hợp ly hôn đơn phương, người có yêu cầu xin ly hôn đơn phương phải gửi đơn đến Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc.

Đối với thuận tình ly hôn, nộp đơn tại nơi cư trú của 02 vợ chồng. Nếu nơi cư trú khác nhau, hai vợ chồng có thể thỏa thuận đến Tòa án nơi cư trú của vợ hoặc của chồng để làm thủ tục.

Đối với một số trường hợp đặc biệt (chẳng hạn không xác định được nơi bị đơn cư trú), bạn đọc tham khảo bài viết Nộp đơn xin ly hôn ở đâu?
 

Án phí ly hôn bao nhiêu tiền? Ai phải nộp?

Hiện nay, đối với trường hợp không có tranh chấp về tài sản, án phí ly hôn là 300.000 đồng. Trong đó, nếu đơn phương ly hôn thì nguyên đơn phải chịu án phí sơ thẩm không phụ thuộc vào việc đơn yêu cầu có được chấp thuận hay không.

Nếu ly hôn thuận tình, mỗi bên chịu một nửa án phí hoặc 02 bên tự thỏa thuận.

Đối với trường hợp ly hôn có tranh chấp về tài sản, 02 bên phải chịu án phí theo giá trị tài sản.

Bạn đọc có thể tham khảo thêm bài viết: Án phí ly hôn là bao nhiêu?

Thời hạn giải quyết việc ly hôn là bao lâu?

Hiện nay, vụ án đơn phương ly hôn có thời gian giải quyết lâu hơn thuận tình ly hôn rất nhiều. Nhanh nhất 04 tháng mới có thể giải quyết xong. Trong khi đó, việc thuận tình ly hôn chỉ mất khoảng 02 tháng.

Xem thêm: Thời gian giải quyết ly hôn?

Ly hôn bắt buộc hòa giải không?

Theo quy định tại Điều 205 và Điều 397 Bộ luật Tố tụng dân sự, khi có yêu cầu ly hôn, dù thuận tình hay đơn phương thì Tòa án sẽ tiến hành hòa giải. Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp đều bắt buộc hòa giải. Có 04 trường hợp sau đây, Tòa án có thể giải quyết ly hôn mà không cần hòa giải:

– Người bị yêu cầu ly hôn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cố tình vắng mặt khi Tòa triệu tập hợp lệ đến lần thứ 02;

– Vợ chồng không thể tham gia hòa giải vì lý do chính đáng;

– Vợ hoặc chồng là người mất năng lực hành vi dân sự;

– Một trong hai vợ chồng đề nghị không tiến hành hòa giải.

Để theo dõi cụ thể hơn, độc giả có thể đọc bài viết này: Muốn ly hôn nhanh mà không cần hòa giải được không?

Có được bổ sung yêu cầu chia tài sản sau khi đã nộp đơn ly hôn không?

Đây có lẽ là vấn đề mà rất nhiều cặp vợ chồng khi ly hôn thắc mắc. Theo đó, bên cạnh việc yêu cầu chấm dứt quan hệ hôn nhân giữa hai vợ chồng, tại đơn xin ly hôn, vợ, chồng có thể yêu cầu chia tài sản, cấp dưỡng, nuôi con, chăm sóc con, phân định nợ chung…

Đặc biệt, sau khi đã nộp đơn ly hôn, hai vợ chồng hoàn toàn có quyền bổ sung yêu cầu chia tài sản. Tuy nhiên, lưu ý thời điểm bổ sung phải trước khi mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải. (Căn cứ Công văn 01/2017/GĐ-TANDTC).

Xem chi tiết tại đây


Thủ tục ly hôn thuận tình và đơn phương thế nào? (Ảnh minh họa)


Thủ tục ly hôn thuận tình

Hiện nay, thủ tục giải quyết việc dân sự, bao gồm công nhận thuận tình ly hôn được quy định tại Chương XXIII (từ Điều 361 đến Điều 375) Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015. Theo đó, thủ tục này bao gồm các bước sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn tại TAND cấp huyện nơi cư trú, làm việc của vợ hoặc chồng.

Hồ sơ yêu cầu công nhận ly hôn thuận tình gồm Đơn và các giấy tờ gửi kèm (nêu trên).

Hồ sơ có thể nộp trực tiếp tại Tòa án hoặc gửi qua đường bưu điện.

Bước 2: Nộp lệ phí và thụ lý vụ án

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn yêu cầu và tài liệu, chứng cứ kèm theo, Chánh án Tòa án phân công Thẩm phán giải quyết.

Trường hợp xét thấy đơn yêu cầu và tài liệu, chứng cứ kèm theo đã đủ điều kiện thụ lý, Thẩm phán được phân công sẽ ra thông báo về việc nộp lệ phí yêu cầu giải quyết việc dân sự.

Thời hạn nộp lệ phí này là 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo.

Đơn yêu cầu được thụ lý khi người yêu cầu nộp cho Tòa án biên lai thu tiền lệ phí.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu, Tòa án thông báo bằng văn bản cho người yêu cầu, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, cho Viện kiểm sát cùng cấp về việc đã thụ lý đơn yêu cầu.

Bước 3: Tòa án chuẩn bị xét đơn yêu cầu và mở phiên họp công khai để giải quyết việc yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn.

Thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu là 01 tháng, kể từ ngày thụ lý. Trong thời gian chuẩn bị này, Tòa án phải ra quyết định mở phiên họp giải quyết và tiến hành mở phiên họp trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày ra quyết định.

Bước 4: Toà án ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn.

Quan hệ hôn nhân chấm dứt kể từ ngày quyết định công nhận thuận tình ly hôn có hiệu lực pháp luật.
 

Thủ tục ly hôn đơn phương
 

Bước 1: Chuẩn bị và nộp hồ sơ

Người ly hôn đơn phương phải chuẩn bị Đơn ly hôn và các loại giấy tờ đã nêu ở trên. Ngoài ra, nếu có chứng cứ chứng minh vợ hoặc chồng có hành vi bạo lực gia đình, không thực hiện nghĩa vụ… thì cũng phải cung cấp cho Tòa án.

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ cần thiết thì người yêu cầu nộp tại Tòa án cấp huyện nơi bị đơn cư trú, làm việc. Nếu có yếu tố nước ngoài thì nọp đơn tại Tòa án nhân dân cấp tỉnh.

Bước 2: Tòa án xem xét và giải quyết

  • Thụ lý đơn ly hôn: Sau khi nhận được đơn từ nguyên đơn, Tòa án phải xem xét có thụ lý đơn hay không sau 05 ngày làm việc.

Nếu hồ sơ hợp lệ thì Tòa án gửi thông báo cho nguyên đơn đóng tiền tạm ứng án phí, Tòa án ra quyết định thụ lý đơn ly hôn đơn phương từ thời điểm nguyên đơn nộp biên lai đã đóng tiền tạm ứng án phí (Điều 191 và Điều 195 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015).

  • Hòa giải: Thủ tục hòa giải tại Tòa án là thủ tục bắt buộc trước khi đưa vụ án ra xét xử  trừ những vụ án không được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải được hoặc vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn.

Nếu hòa giải thành thì Tòa án lập biên bản hòa giải thành và sau 07 ngày mà các đương sự không thay đổi về ý kiến thì Tòa án ra quyết định công nhận hòa giải thành và quyết định này có hiệu lực ngay và không được kháng cáo kháng nghị.

Nếu hòa giải không thành Tòa án cũng phải lập biên bản hòa giải không thành sau đó ra quyết định đưa vụ án ra xét xử.

Sau khi ra quyết định đưa vụ án ra xét xử các bên được Tòa án gửi giấy triệu tập và được thông báo rõ về thời gian, địa điểm mở phiên Tòa sơ thẩm.

Bước 3: Ra bản án ly hôn

Nếu không hòa giải thành và xét thấy đủ điều kiện để giải quyết ly hôn thì Tòa án sẽ ra bản án chấm dứt quan hệ hôn nhân của hai vợ chồng…

Trên đây là Mẫu đơn ly hôn mới nhất chuẩn theo quy định của Tòa án. Nếu còn gì thắc mắc, độc giả có thể liên hệ 1900 6192 để được giải đáp.

>> Cập nhật thủ tục ly hôn: Cần giấy tờ gì? Nộp ở đâu?