Mẫu Đơn yêu cầu đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất Update 12/2024

Đơn yêu cầu đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất được ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 09/2016/TTLT-BTP-BTNMT ngày 23/6/ 2016 của Bộ Tư pháp và Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Đăng ký thế chấp quyền sử dụng, sở hữu đất là gì?

Biện pháp bảo đảm hay đăng ký thế chấp là bên bảo đảm dùng tài sản của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ nào đó với bên nhận bảo đảm. Vậy nên, việc đăng ký thế chấp đất là việc cá nhân, tổ chức dùng quyền sử dụng đất của mình để bảo đảm cho nghĩa vụ vay vốn… với bên nhận thế chấp.

(Điều 3 Nghị định 102/2017/NĐ-CP)

Việc bảo đảm này phải được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền. Lúc này, cơ quan đăng ký sẽ ghi vào sổ đăng ký hoặc nhập vào cơ sở dữ liệu về biện pháp bảo đảm này theo quy định của pháp luật.

Các loại tài sản phải đăng ký thế chấp

Theo quy định tại Nghị định 102/2017/NĐ-CP , các loại tài sản phải đăng ký thế chấp gồm:

– Quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền trên đất

– Tàu bay, tàu biển

Bên cạnh đó, nếu có yêu cầu thì các loại tài sản sau có thể được đăng ký thế chấp:

– Động sản khác;

– Tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai;

– Bảo lưu quyền sở hữu trong trường hợp mua bán tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai; mua bán tàu bay, tàu biển; Mua bán tài sản là động sản khác có bảo lưu quyền sở hữu

Ngoài ra, theo quy định tại Điều 6 Thông tư 08/2018/TT-BTP, một số tài sản được đăng ký thế chấp tại Trung tâm đăng ký gồm:

– Các phương tiện giao thông đường bộ (ô tô, xe máy…)

– Tàu cá

– Máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, hàng tiêu dùng, các hàng hóa khác, kim khí quý, đá quý

– Tiền Việt Nam, ngoại tệ

– Phần vốn góp trong doanh nghiệp.

– Cổ phiếu, trái phiếu, hối phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi, chứng chỉ quỹ, séc

– Các quyền tài sản như: quyền phát sinh từ quyền tác giả, sở hữu công nghiệp, giống cây trồng, đòi nợ, khai thác tài nguyên thiên nhiên, …

– Lợi tức ….

Hồ sơ đăng ký thế chấp đất gồm những gì?

Người yêu cầu phải nộp 01 bộ hồ sơ gồm các giấy tờ sau để đăng ký thế chấp đất:

– Phiếu yêu cầu đăng ký

– Hợp đồng thế chấp

– Bản chính Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

– Giấy phép xây dựng (nếu thế chấp tài sản gắn liền trên đất hình thành trong tương lai không phải nhà ở)

– Các giấy tờ khác

 

đơn đăng ký thế chấp qsdđ
đơn đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất

Mẫu Đơn yêu cầu đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất (Ảnh minh họa)

Hướng dẫn cách điền đơn chi tiết nhất

– Nội dung không tẩy xóa, phải khai rõ ràng

– Đối với phần kê khai mà có nhiều lựa chọn khác nhau thì đánh dấu (X) vào ô vuông tương ứng với nội dung lựa chọn

– Các bên trong Đơn:

+ Nếu là cá nhân trong nước thì nêu số chứng minh nhân dân, căn cước công dân, chứng minh quân đội.

+ Nếu là người Việt Nam định cư ở nước ngoài, cá nhân nước ngoài thì nêu hộ chiếu

+ Nếu là tổ chức thì nêu giấy chứng nhân đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện…

– Về tài sản:

+ Nếu tài sản là nhà thì nêu rõ loại nhà, số tầng, diện tích xây dựng, sử dụng, địa chỉ

+ Nếu tài sản là nhà chung cư thì nêu rõ tên nhà chung cư, số tầng, diện tích xây dựng, tổng số căn hộ, địa chỉ nhà chung cư đó

+ Nếu tài sản là căn hộ chung cư thì ghi “căn hộ chung cư” và ghi số căn hộ, tầng số, diện tích sử dụng, địa chỉ nhà chung cư đó

+ Tài sản là công trình hạ tầng kỹ thuật thì ghi loại công trình, tên hạng mục công trình, diện tích chiếm đất, địa chỉ nơi có công trình.

– Nếu đất đã có giấy chứng nhận (sổ đỏ) thì ghi thông tin như trong giấy; Nếu không có thì kê khai thông tin về quyết định giao đất…

Trên đây là Đơn yêu cầu đăng ký thế chấp đất chi tiết nhất. Để tìm hiểu thêm thông tin về biểu mẫu, độc giả xem tại đây.

Nguyễn Hương