Khi nào cần trợ giúp pháp lý?
Trợ giúp pháp lý là việc cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho các đối tượng cần được giúp đỡ về các vấn đề liên quan đến pháp luật. Thông qua việc này góp phần bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong tiếp cận công lý và bình đẳng trước pháp luật.
Trong đó, các tổ chức, cá nhân tham gia trợ giúp pháp lý gồm tổ chức ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý và tổ chức đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý:
– Tổ chức hành nghề luật sư;
– Tổ chức tư vấn pháp luật ký kết hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý với Sở Tư pháp hoặc đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý.
(Điều 12 Luật Trợ giúp pháp lý 2017)
Những đối tượng được yêu cầu trợ giúp pháp lý
Theo quy định tại Điều 7 Luật Trợ giúp pháp lý 2017, những đối tượng sau đây được yêu cầu trợ giúp pháp lý:
– Người có công với cách mạng;
– Người thuộc hộ nghèo;
– Trẻ em;
– Người dân tộc thiểu số sống ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn;
– Người bị buộc tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi;
– Người bị buộc tội thuộc hộ cận nghèo;
– Người có khó khăn về tài chính: Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ, chồng, con và người có công nuôi dưỡng liệt sĩ; Người nhiễm chất độc da cam; Người cao tuổi; Người khuyết tật; Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi là bị hại trong vụ án hình sự; Nạn nhân bạo lực gia đình; Nạn nhân mua bán người; Người nhiễm HIV.
Trong đó, để được yêu cầu trợ giúp pháp lý, những người này phải chứng minh được mình thuộc những đối tượng nêu trên, có đủ điều kiện để được hưởng trợ giúp pháp lý.
Đối tượng sử dụng Mẫu Đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý (Ảnh minh họa)
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
…………, ngày … tháng … năm 20 …
ĐƠN YÊU CẦU TRỢ GIÚP PHÁP LÝ
Kính gửi: (1) ………………………………………………
I. Phần thông tin dành cho người yêu cầu trợ giúp pháp lý
Họ và tên: (2) ………..………………………………………………………………….………
Địa chỉ liên hệ: …………………………………………………………………………..………
Điện thoại: ……………………………………………………………………………………….
Số CMND/Thẻ căn cước công dân: ……………Cấp ngày………………….. tại ………….
Mối quan hệ với người được trợ giúp pháp lý: ………………………………………………
II. Phần thông tin dành cho người được trợ giúp pháp lý
Họ và tên: (3) ………………..……………………………………………………………………
Ngày, tháng, năm sinh: ……………………….. Giới tính: …………………………………..
Địa chỉ liên hệ: ………………………………………………………………………………….
Điện thoại: ……………………………………………………………………………………..
Số CMND/Thẻ căn cước công dân: …………… cấp ngày ………………. tại …………….
Dân tộc: …………………………….……………………………………………………………
Diện người được trợ giúp pháp lý: …………………………………………………………..
III. Nội dung vụ việc trợ giúp pháp lý
1. Tóm tắt yêu cầu trợ giúp pháp lý
……………………………………………………………………………………………………
2. Yêu cầu hình thức trợ giúp pháp lý
Tư vấn pháp luật □
Tham gia tố tụng □
Đại diện ngoài tố tụng □
3. Tài liệu gửi kèm theo đơn
a) …………………………………………………………………………………………………..
b) …………………………………………………………………………………………………..
Tôi xin cam đoan lời trình bày trên là đúng sự thật. Đề nghị (1) …….………..…………. xem xét trợ giúp pháp lý.
NGƯỜI LÀM ĐƠN
(Ký, ghi rõ họ tên hoặc điểm chỉ)
Chú thích:
(1): Tên tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý;
(2): Họ và tên người yêu cầu trợ giúp pháp lý;
(3): Họ và tên người được trợ giúp pháp lý.
Trên đây là Đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý. Để tìm hiểu thêm các loại đơn khác, mời độc giả theo dõi tại đây.
>> Điều kiện để được trợ giúp pháp lý
Nguyễn Hương