Đất nông nghiệp, đất ao là gì?
* Các loại đất trong nhóm đất nông nghiệp
Theo khoản 1 Điều 10 Luật Đất đai năm 2013, nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất sau:
– Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác;
– Đất trồng cây lâu năm;
– Đất rừng sản xuất;
– Đất rừng phòng hộ;
– Đất rừng đặc dụng;
– Đất nuôi trồng thủy sản;
– Đất làm muối;
– Đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh.
* Đất ao là loại đất gì?
Trong pháp luật đất đai thì loại đất được sử dụng để nuôi cá, tôm,… được gọi chung là đất nuôi trồng thủy sản. Theo phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 27/2018/TT-BTNMT, đất nuôi trồng thủy sản là đất được sử dụng chuyên vào mục đích nuôi trồng thủy sản nước lợ, nước mặn và nước ngọt.
Như vậy, nhóm đất nông nghiệp gồm nhiều loại đất khác nhau, trong đó bao gồm cả loại đất nuôi trồng thủy sản (đất ao để nuôi tôm, cá,…).
Đào ao trên đất nông nghiệp có thể bị phạt tiền (Ảnh minh họa)
Tự ý đào ao trên đất nông nghiệp sẽ bị phạt tiền
Đào ao để nuôi trồng thủy sản trên các loại đất nông nghiệp không phải đất nuôi trồng thủy sản là hành vi chuyển mục đích sử dụng đất từ loại đất nông nghiệp không phải đất nuôi trồng thủy sản sang đất nuôi trồng thủy sản.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 57 Luật Đất đai năm 2013, các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất nuôi trồng thủy sản phải được phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, gồm:
– Chuyển đất trồng lúa sang đất nuôi trồng thủy sản.
– Chuyển đất trồng cây hàng năm khác sang đất nuôi trồng thủy sản nước mặn, đất làm muối, đất nuôi trồng thủy sản dưới hình thức ao, hồ, đầm.
Theo quy định này, người dân tự ý đào ao trên đất trồng lúa, đất trồng cây hàng năm khác để nuôi trồng thủy sản thì bị xử lý như sau:
Căn cứ |
Diện tích đất chuyển mục đích trái phép |
Mức phạt |
Chuyển đất trồng lúa sang đất nuôi trồng thủy sản |
||
Khoản 2 Điều 9 Nghị định 91/2019/NĐ-CP |
Diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,1 ha (dưới 1,000 m2) |
Phạt tiền từ 03 – 05 triệu đồng |
Diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,1 đến dưới 0,5 ha |
Phạt tiền từ 05 – 10 triệu đồng |
|
Diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,5 đến dưới 01 ha |
Phạt tiền từ 10 – 20 triệu đồng |
|
Diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 01 đến dưới 03 ha |
Phạt tiền từ 20 – 30 triệu đồng |
|
Diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 03 ha trở lên |
Phạt tiền từ 30 – 70 triệu đồng |
|
Chuyển đất trồng cây hàng năm khác sang đất nuôi trồng thủy sản nước mặn, đất làm muối, đất nuôi trồng thủy sản dưới hình thức ao, hồ |
||
Khoản 1 Điều 11 Nghị định 91/2019/NĐ-CP
|
Diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,5 ha |
Phạt tiền từ 02 – 05 triệu đồng |
Diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,5 đến dưới 01 ha |
Phạt tiền từ 05 – 10 triệu đồng |
|
Diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 01 đến dưới 03 ha |
Phạt tiền từ 10 – 20 triệu đồng |
|
Diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 03 ha trở lên |
Phạt tiền từ 20 – 50 triệu đồng |
|
Ngoài việc bị phạt tiền thì người có hành vi vi phạm còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả như sau: – Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm. – Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm. |
Kết luận: Việc người dân đào ao trên đất nông nghiệp để nuôi trồng thủy sản bị phạt tiền nếu đào ao trên đất trồng lúa, đất trồng cây hàng năm khác mà không được phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền; để không bị xử phạt thì người dân nên chuyển mục đích sử dụng đất trước khi tiến hành đào ao theo hướng dẫn chuyển mục đích sử dụng đất mới nhất.
>> Toàn bộ mức phạt tiền khi tự ý chuyển mục đích sử dụng đất
Khắc Niệm