Nhãn hiệu và nhãn hàng hoá: Cách phân biệt để không bị nhầm Update 01/2025

Người tiêu dùng thường hay nhầm lẫn nhãn hiệu và nhãn hàng hoá là một. Cả hai đối tượng này đều cùng có trên bao bì sản phẩm nhưng lại có đặc điểm và công dụng khác nhau.

Nhãn hàng hoá là gì?

Theo khoản 1 Điều 32 Luật Thương mại 2005, nhãn hàng hoá là bản viết, bản in, bản vẽ, bản chụp của chữ, hình vẽ, hình ảnh được dán, in, đính, đúc, chạm, khắc trực tiếp trên hàng hoá, bao bì thương phẩm của hàng hoá hoặc trên các chất liệu khác được gắn lên hàng hoá, bao bì thương phẩm của hàng hoá.

Căn cứ khoản 3, 4 Điều 3 Nghị định 43/2017/NĐ-CP, nhãn hàng hoá bao gồm nhãn gốc và nhãn phụ, cụ thể:

Nhãn gốc

Nhãn phụ

Là nhãn thể hiện lần đầu do tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa gắn trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa.

Là nhãn thể hiện những nội dung bắt buộc được dịch từ nhãn gốc của hàng hóa bằng tiếng nước ngoài ra tiếng Việt và bổ sung những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt theo quy định của pháp luật Việt Nam mà nhãn gốc của hàng hóa còn thiếu.

Lưu ý: Nhãn phụ chỉ được áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam mà trên nhãn gốc chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đủ những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt.

Một số đặc điểm chính của nhãn hàng hoá như sau:

– Được thể hiện trên hàng hoá, bao bì hàng hoá dưới nhiều hình thức đa dạng bằng bản viết, bản in, bản vẽ, bản chụp…;

– Nhằm thể hiện thông tin sản phẩm (thành phần, xuất xứ, hạn sử dụng…) đến người tiêu dùng;

– Việc ghi nhãn hàng hoá là bắt buộc đối với cá nhân, tổ chức sản xuất và lưu thông hàng hoá.

Nhan hieu va nhan hang hoaNhãn hiệu và nhãn hàng hoá (Ảnh minh hoạ)
 

Phân biệt nhãn hiệu và nhãn hàng hoá

Tiêu chí

Nhãn hiệu

Nhãn hàng hoá

Khái niệm cơ bản

Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân với nhau.

 

Nhãn hàng hóa là bản viết, bản in, bản vẽ, bản chụp của chữ, hình vẽ, hình ảnh được dán, in, đính, đúc, chạm, khắc trực tiếp trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa hoặc trên các chất liệu khác được gắn trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa.

 

Căn cứ hình thành

Được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Văn bằng bảo hộ trên cơ sở nộp Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu.

Do tổ chức, cá nhân tự trình bày bằng nhiều hình thức trên hàng hoá, bao bì hàng hoá.

Nội dung thể hiện

Thể hiện dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc.

Bao gồm đầy đủ những nội dung:

– Tên hàng hóa;

– Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa;

– Xuất xứ hàng hóa;

– Các nội dung khác theo tính chất của mỗi loại hàng hóa.

Vị trí được gắn trên sản phẩm

Có thể gắn trên bao bì hoặc bất cứ vị trí nào của sản phẩm.

– Phải được gắn trên hàng hoá, bao bì thương phẩm của hàng hoá.

– Vị trí gắn là vị trí khi quan sát có thể nhận biết được dễ dàng, đầy đủ các nội dung quy định của nhãn mà không phải tháo rời các chi tiết, các phần của hàng hóa.

Đối tượng

Hàng hoá, dịch vụ không bị pháp luật cấm.

Hàng hoá lưu thông trong nước, hàng hoá xuất khẩu, ngoài trừ:

– Bất động sản;

– Hàng hóa tạm nhập tái xuất; hàng hóa tạm nhập để tham gia hội chợ, triển lãm sau đó tái xuất; hàng hóa quá cảnh, hàng hóa chuyển khẩu; hàng hóa trung chuyển;

Xem chi tiết: Các loại hàng hoá không phải ghi nhãn

Tính chất pháp lý

– Là đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ dưới hình thức cấp Văn bằng bảo hộ.

– Không bắt buộc phải đăng ký nhãn hiệu.

 

– Không phải là đối tượng được pháp luật bảo hộ.

– Việc ghi nhãn hàng hoá là trách nhiệm và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân lưu thông hàng hoá.

Chức năng

– Phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân với nhau.

– Xây dựng và phát triển thương hiệu, hướng tới giá trị về mặt kinh tế.

– Cung cấp thông tin về đơn vị sản xuất, định lượng, thành phần, ngày sản xuất, ngày hết hạn… của hàng hoá.

– Giúp phân biệt các loại sản phẩm để người tiêu dùng lựa chọn.

Luật điều chỉnh

Pháp luật sở hữu trí tuệ.

Pháp luật thương mại.

Như vậy, nhãn hiệu và nhãn hàng hoá là hai đối tượng hoàn toàn khác nhau. Nhãn hàng hoá sử dụng để thể hiện thông tin sản phẩm còn nhãn hiệu sử dụng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ với nhau.

Nếu có nhu cầu thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu nhanh chóng, bạn đọc vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ.

>> Nhãn hiệu là gì? Phân biệt nhãn hiệu và thương hiệu

>> Kinh nghiệm đăng ký nhãn hiệu: 4 lỗi cơ bản thường gặp