Phân biệt sự khác nhau giữa việc dân sự và vụ án dân sự Update 01/2025

Việc dân sự và vụ án dân sự là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau nhưng thường bị mọi người nhầm lẫn. Dưới đây là chi tiết các điểm để phân biệt vụ án dân sự và việc dân sự.

STT

Tiêu chí

Vụ án dân sự

Việc dân sự

1

Căn cứ pháp lý

Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015

2

Định nghĩa

Là các tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động được Tòa án giải quyết thông qua thủ tục khởi kiện

Là các yêu cầu dân sự, hôn nhân và gai đình, kinh doanh, thương mại, lao động được Tòa án giải quyết thông qua thủ tục yêu cầu

3

Bản chất

Có tranh chấp xảy ra

Không có tranh chấp xảy ra

4

Hình thức giải quyết

Khởi kiện tại Tòa án

Yêu cầu Tòa án công nhận hoặc không công nhận một yêu cầu làm phát sinh quyền, nghĩa vụ dân sự

5

Cách thức Tòa án giải quyết

Xét xử theo thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm.

Xác minh, ra quyết định, tuyên bố

6

Thành phần giải quyết

– Sơ thẩm vụ án dân sự: 01 Thẩm phán, 02 Hội thẩm nhân dân;

– Trường hợp đặc biệt: 02 thẩm phán và 03 Hội thẩm nhân dân;

– Phúc thẩm vụ án dân sự: 03 Thẩm phán.

– 03 Thẩm phán: Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam hoặc không công nhận bản án, quyết định về dân sự, về tài sản trong bản án, quyết định hình sự, hành chính; về hôn nhân và gia đình; về kinh doanh, thương mại… của Tòa án nước ngoài

– 01 Thẩm phán: Các trường hợp còn lại;

– Yêu cầu liên quan đến việc Trọng tài thương mại Việt Nam giải quyết tranh chấp được thực hiện theo quy định về Trọng tài thương mại.

7

Trình tự giải quyết

– Trình tự chặt chẽ, thủ tục nhiều, phức tạp

– Mở phiên tòa

– Trình tự giải quyết đơn giản hơn

– Phải mở phiên họp

8

Kết quả

Bản án

Quyết định

9

Đương sự

Nguyên đơn, bị đơn, người có quyền và nghĩa vụ liên quan

Người yêu cầu, người có quyền và nghĩa vụ liên quan

10

Phí, lệ phí

(Nghị quyết 326 năm 2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội)

* Án phí dân sự sơ thẩm:

– Tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động không có giá ngạch: 300.000 đồng;

– Tranh chấp kinh doanh, thương mại không có giá ngạch: 03 triệu đồng;

– Với các tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình có giá ngạch: căn cứ vào giá trị của giá trị tài sản tranh chấp…

* Án phí dân sự phúc thẩm:

– Với tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động: 300.000 đồng;

– Tranh chấp về kinh doanh, thương mại: 02 triệu đồng.

Lê phí giải quyết việc dân sự: 300.000 đồng

11

Thời hiệu

(Điều 154 Bộ luật dân sự năm 2015)

Tính từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm trừ trường hợp pháp luật có quy định khác

Tính từ ngày phát sinh quyền yêu cầu trừ trường hợp pháp luật có quy định khác

12

Nội dung chính

Tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động

Yêu cầu dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động

Trên đây là các điểm khác nhau giữa việc dân sự và vụ án dân sự giúp bạn đọc dễ dàng phân biệt hai khái niệm này. Ngoài ra, quý độc giả có thể theo dõi thêm những quy định nổi bật tại Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 tại bài viết dưới đây:

>> Bộ luật Tố tụng dân sự 2015: 10 điểm cần lưu ý khi khởi kiện mới nhất