Quay lén, livestream phim chiếu rạp khi chưa được sự đồng ý có thể bị phạt tiền đến 01 tỷ đồng hoặc phạt tù đến 03 năm…
Normal
0
false
false
false
EN-US
X-NONE
X-NONE
/* Style Definitions */
table.MsoNormalTable
{mso-style-name:”Table Normal”;
mso-tstyle-rowband-size:0;
mso-tstyle-colband-size:0;
mso-style-noshow:yes;
mso-style-priority:99;
mso-style-qformat:yes;
mso-style-parent:””;
mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt;
mso-para-margin:0in;
mso-para-margin-bottom:.0001pt;
mso-pagination:widow-orphan;
font-size:11.0pt;
font-family:”Calibri”,”sans-serif”;
mso-ascii-font-family:Calibri;
mso-ascii-theme-font:minor-latin;
mso-fareast-font-family:”Times New Roman”;
mso-fareast-theme-font:minor-fareast;
mso-hansi-font-family:Calibri;
mso-hansi-theme-font:minor-latin;
mso-bidi-font-family:”Times New Roman”;
mso-bidi-theme-font:minor-bidi;}
Bộ phim điện ảnh “Cô Ba Sài Gòn” của nhà sản xuất Ngô Thanh Vân đang được công chiếu tại các rạp – mới đây đã bị một đối tượng livestream (phát trực tiếp) trên Facebook. Quá bức xúc, Ngô Thanh Vân đã mời cơ quan công an vào cuộc để điều tra, xử lý hành vi này.
Đáng chú ý, “Cô Ba Sài Gòn” không phải là bộ phim đầu tiên của nhà sản xuất Ngô Thanh Vân bị đưa lên mạng. Trước đó, nữ diễn viên này cũng từng rất tức giận khi “Tấm cám – Chuyện chưa kể”, một bộ phim điện ảnh khác bị phát tán lên mạng chỉ vài ngày sau khi ra rạp.
Hàng loạt các bộ phim nổi tiếng khác như: “Xóm trọ 3D”; “Em chưa 18”, “Em là bà nội của anh”, “Kong: Skull Island”,… cũng chịu chung số phận khi bị một số đối tượng quay lén và phát tán lên mạng xã hội, Youtube…
Hình ảnh bộ phim được livestream trên mạng xã hội (nguồn: Internet) |
Quay lén, livestream phim rạp đang trở thành vấn nạn của nền điện ảnh. Những đối tượng thực hiện hành vi này chủ yếu nhằm mục đích “cho vui”, “câu like”, “câu view”… mà không hề biết rằng: Đây là hành vi vi phạm bản quyền. Điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 có nêu các hành vi xâm phạm quyền tác giả bao gồm hành vi sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả… Người nào vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Điều 27 Nghị định 131/2013/NĐ-CP quy định, phạt tiền từ 15 – 35 triệu đồng đối với hành vi sao chép bản ghi âm, ghi hình mà không được phép của chủ sở hữu quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình. Đồng thời, người vi phạm còn bị buộc dỡ bỏ bản sao bản ghi âm, ghi hình dưới hình thức điện tử, trên môi trường Internet và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm.
Trường hợp sao chép nhằm mục đích kinh doanh sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 170a Bộ luật Hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) về Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan. Theo đó, người nào không được phép của chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan mà thực hiện một trong các hành vi như: Sao chép tác phẩm, bản ghi âm, bản ghi hình hoặc phân phối đến công chúng bản sao tác phẩm, bản sao bản ghi âm, bản sao bản ghi hình, xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan đang được bảo hộ tại Việt Nam với quy mô thương mại, thì bị phạt tiền từ 50 – 500 triệu đồng hoặc cải tạo không giam giữ đến 02 năm. Mức phạt cao nhất của tội này là phạt tiền đến 01 tỷ đồng hoặc phạt tù đến 03 năm. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung phạt tiền từ 20 – 200 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 – 05 năm.
Tại Điều 225 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung tại Luật số 12/2017/QH14) có hiệu lực từ 01/01/2018, Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan đã được cụ thể hóa hơn, trong đó thiệt hại của chủ thể quyền tác giả được xem là một yếu tố quyết định mức phạt. Theo đo, người nào không được phép của chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan mà cố ý sao chép tác phẩm, bản ghi âm, bản ghi hình; Phân phối đến công chúng bản sao tác phẩm, bản sao ghi âm, bản sao ghi hình, thu lợi bất chính từ 50 triệu – dưới 300 triệu đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan từ 100 triệu – dưới 500 triệu đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 100 triệu – dưới 500 triệu đồng, thì bị phạt tiền từ 50 – 300 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. Trong trường hợp thu lợi bất chính từ 300 triệu đồng trở lên; Gây thiệt hại cho chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan từ 500 triệu đồng trở lên hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 500 triệu đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 300 triệu – 01 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Bộ luật Hình sự 2015 cũng quy định mức xử phạt đối với pháp nhân thương mại phạm tội này. Theo đó, pháp nhân thương mại vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 300 triệu – 03 tỷ đồng hoặc bị đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng – 02 năm. Ngoài ra, pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100 – 300 triệu đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01-03 năm.
Quy định xử phạt trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Để tìm hiểu thêm về những quy định liên quan, bạn đọc xem thêm:
Bộ luật Hình sự của Quốc hội số 15/1999/QH10
Bộ luật Hình sự của Quốc hội, số 100/2015/QH13
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 của Quốc hội, số 12/2017/QH14