Sang tên Sổ đỏ có bắt buộc phải đo đạc lại? Update 01/2025

Khi sang tên Sổ đỏ có thể phải nộp đầy đủ các khoản tiền như thuế thu nhập cá nhân, lệ phí trước bạ, phí thẩm định hồ sơ, lệ phí cấp Giấy chứng nhận và chi phí đo đạc. Vậy, sang tên Sổ đỏ có bắt buộc phải đo đạc?

* Giải thích cách gọi:

– Sang tên Sổ đỏ là cách gọi phổ biến dùng để chỉ thủ tục chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất.

– Sổ đỏ, Sổ hồng là cách gọi phổ biến của người dân; tùy vào từng thời kỳ mà Sổ đỏ, Sổ hồng có tên gọi pháp lý khác nhau. Từ ngày 10/12/2009 đến nay, khi đủ điều kiện thì người sử dụng đất sẽ được cấp Giấy chứng nhận theo mẫu chung của Bộ Tài nguyên và Môi trường với tên gọi pháp lý là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (gọi tắt là Giấy chứng nhận).

Tùy thuộc vào việc chuyển nhượng, tặng cho một phần hay toàn bộ thửa đất mà quy định về đo đạc cũng khác nhau.

1. Sang tên một phần thửa đất

Khoản 1 Điều 79 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định:

“Trường hợp thực hiện quyền của người sử dụng đất đối với một phần thửa đất thì người sử dụng đất đề nghị Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện đo đạc tách thửa đối với phần diện tích cần thực hiện quyền của người sử dụng đất trước khi nộp hồ sơ thực hiện quyền của người sử dụng đất”.

Như vậy, khi chuyển nhượng, tặng cho một phần thửa đất phải đề nghị Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện đo đạc để tách thửa. Hay nói cách khác, 100% trường hợp chuyển nhượng, tặng cho một phần thửa đất phải đo đạc tách thửa, nếu không sẽ không sang tên được.

Để biết hồ sơ, thủ tục chuyển nhượng, tặng cho một phần thửa đất hãy xem tại: Các bước sang tên Sổ đỏ một phần thửa đất 

Sang tên Sổ đỏ có bắt buộc phải đo đạcSang tên Sổ đỏ có bắt buộc phải đo đạc? (Ảnh minh họa)
 

2. Sang tên toàn bộ thửa đất

Căn cứ Điều 79 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, khi thực hiện thủ tục chuyển nhượng, tặng cho thì không có quy định phải đo đạc lại thửa đất.

Bên cạnh đó, điểm 1.1 khoản 1 Điều 17 Thông tư 25/2014/TT-BTNMT quy định việc chỉnh lý bản đồ địa chính thực hiện trong các trường hợp sau:

TT

Trường hợp cụ thể

1

Xuất hiện thửa đất và các đối tượng chiếm đất mới (trừ các đối tượng là công trình, xây dựng và tài sản trên đất).

2

Thay đổi ranh giới thửa đất và các đối tượng chiếm đất (trừ các đối tượng là công trình xây dựng và tài sản trên đất).

3

Thay đổi diện tích thửa đất.

4

Thay đổi mục đích sử dụng đất.

5

Thay đổi thông tin về tình trạng pháp lý của thửa đất.

6

Thay đổi về mốc giới và đường địa giới hành chính các cấp.

7

Thay đổi về điểm tọa độ địa chính và điểm tọa độ Quốc gia.

8

Thay đổi về mốc giới và hành lang an toàn công trình.

9

Thay đổi về địa danh và các ghi chú trên bản đồ.

Tại điểm 1.2 khoản 1 Điều 17 Thông tư 25/2014/TT-BTNMT còn quy định rõ cơ sở để quyết định thực hiện chỉnh lý bản đồ địa chính như sau:

 – Các thay đổi về ranh giới thửa đất, diện tích thửa đất, mục đích sử dụng đất được thực hiện trong các trường hợp:

+ Kết quả cấp, chỉnh lý Giấy chứng nhận trong các trường hợp chuyển nhượng, chuyển đổi, thừa kế có liên quan đến thay đổi ranh giới, mục đích sử dụng đất.

+ Quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.

+ Có thay đổi ranh giới thửa đất do sạt lở, sụt đất tự nhiên.

+ Người sử dụng đất, cơ quan quản lý đất đai các cấp phát hiện có sai sót trong đo vẽ bản đồ địa chính,..

– Mốc giới, đường địa giới hành chính trên bản đồ được chỉnh lý, bổ sung trong các trường hợp có quyết định thay đổi địa giới hành chính, lập đơn vị hành chính mới, đã lập hồ sơ địa giới, cắm mốc địa giới trên thực địa.

– Mốc tọa độ, mốc quy hoạch, hành lang an toàn công trình trên bản đồ được chỉnh lý, bổ sung trong các trường hợp mốc giới mới được cắm trên thực địa và có thông báo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

– Việc chỉnh lý, bổ sung thông tin về địa danh, địa vật định hướng và các thông tin thuộc tính khác do cơ quan quản lý đất đai các cấp tự quyết định khi phát hiện có thay đổi.

Như vậy, việc đo đạc không phải là thủ tục hành chính riêng khi chuyển nhượng, tặng cho nên không bắt buộc 100% trường hợp phải thực hiện.

Trên đây là quy định giải đáp về việc sang tên Sổ đỏ có bắt buộc phải đo đạc? Theo đó, khi sang tên một phần thửa đất thì phải đo đạc để tách thửa đối với diện tích đất cần chuyển nhượng, tặng cho; khi sang tên toàn bộ thửa đất thì đo đạc khi người sử dụng đất có nhu cầu hoặc phát hiện thay đổi về ranh giới, diện tích,…

Nếu có vướng mắc quy định về đất đai – nhà ở, bạn đọc vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ nhanh nhất.

>> 3 bước sang tên Sổ đỏ đơn giản và nhanh chóng nhất