Tết này, đừng ép ai uống rượu, bia! Update 11/2024

Với người Việt, rượu, bia là thứ đồ uống không thể thiếu mỗi dịp Tết đến xuân về. Song đồ uống này lại mang đến không ít phiền toái, đặc biệt là khi Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia và Nghị định 100 có hiệu lực.

Luật cấm ép nhau rượu, bia

Điều 5 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019 có hiệu lực từ ngày 01/01/2020 quy định tới 13 hành vi bị nghiêm cấm trong phòng, chống tác hại của rượu, bia. Đáng chú ý là hành vi “Xúi giục, kích động, lôi kéo, ép buộc người khác uống rượu, bia”.

Điều này đồng nghĩa với việc, mọi hành vi mời mọc, rủ rê, thuyết phục, thách đố nhau… mang tính chất xúi giục, kích động, lôi kéo, ép buộc uống rượu, bia trong dịp Tết này đều bị nghiêm cấm.

Hiện tại, Bộ Y tế đang dự thảo Nghị định xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế thay thế Nghị định 176/2013/NĐ-CP nhằm bổ sung mức xử phạt đối với những hành vi bị nghiêm cấm tại Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia. Theo đó, người có hành vi xúi giục, kích động, lôi kéo, ép buộc người khác uống rượu, bia có thể bị phạt tiền từ 01 – 03 triệu đồng.

ep nhau uong ruou bia

Tết 2021, đừng ép nhau uống rượu bia! (Ảnh minh họa)
 

Uống rượu, bia, lái xe ra đường bị phạt tới 40 triệu

Một hành vi khác bị nghiêm cấm theo Luật này chính là “Điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn”. Để làm rõ hơn, khoản 1 và khoản 3 Điều 21 quy định:

Người điều khiển phương tiện giao thông không uống rượu, bia trước và trong khi tham gia giao thông.

Cơ quan, người có thẩm quyền có trách nhiệm kiểm tra nồng độ cồn trong máu, hơi thở của người điều khiển phương tiện giao thông đang tham gia giao thông hoặc gây ra tai nạn giao thông.

Và như vậy, mọi trường hợp lái xe khi đã uống rượu, bia đều bị cấm hoàn toàn, cho dù uống ít hay uống nhiều, cho dù đi xe đạp, xe máy hay lái ô tô.

Nếu không chấp hành đúng quy định, người điều khiển phương tiện sẽ bị phạt nặng theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP. Cụ thể:

– Nồng độ cồn chưa vượt quá 50 mg/100 ml máu hoặc 0,25 mg/1 lít khí thở:

+ Đối với ô tô: Phạt tiền từ 06 – 08 triệu đồng; tước Bằng lái xe từ 10 – 12 tháng.

+ Đối với xe máy: Phạt tiền từ 02 – 03 triệu đồng; tước Bằng lái xe từ 10 – 12 tháng.

+ Đối với xe đạp, xe đạp điện: Phạt tiền từ 80.000 – 100.000 đồng.

– Nồng độ cồn vượt quá 50 mg – 80 mg/100 ml máu hoặc quá 0,25 mg – 0,4 mg/1 lít khí thở:

+ Đối với ô tô: Phạt tiền từ 16 – 18 triệu đồng; tước Bằng lái xe từ 16 – 18 tháng.

+ Đối với xe máy: Phạt tiền từ 04 – 05 triệu đồng; tước Bằng lái xe từ 16 – 18 tháng.

+ Đối với xe đạp, xe đạp điện: Phạt tiền từ 200.000 – 400.000 đồng.

– Nồng độ cồn vượt quá 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,4 mg/1 lít khí thở:

+ Đối với ô tô: Phạt tiền từ 30 – 40 triệu đồng; tước Bằng lái xe từ 22 – 24 tháng.

+ Đối với xe máy: Phạt tiền từ 06 – 08 triệu đồng; tước Bằng lái xe từ 22 – 24 tháng.

+ Đối với xe đạp, xe đạp điện: Phạt tiền từ 600 – 800.000 đồng.

Có thể thấy, mức phạt vi phạm nồng độ cồn hiện nay đã cao hơn rất nhiều so với trước đây. Chính vì vậy, để có một cái Tết vui vẻ thì Tết này, đừng ép nhau uống rượu bia.

>> Từ chối thổi vào máy đo nồng độ cồn, tài xế bị phạt đến chục triệu