Người có trách nhiệm hòa giải
Hòa giải tự nguyện:
Theo khoản 1 Điều 202 Luật Đất đai năm 2013 Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở. Theo đó, hòa giải tự nguyện được thực hiện theo hai hình thức, cụ thể:
– Các bên tranh chấp tự hòa giải với nhau hoặc
– Hòa giải tại cơ sở thông qua hòa giải viên.
Hòa giải bắt buộc:
Khi các bên tranh chấp không tự hòa giải hoặc hòa giải không thành thì viết đơn yêu cầu và gửi tới UBND cấp xã (xã, phường, thị trấn) để tổ chức hòa giải.
Lưu ý: Đây là thủ tục bắt buộc, nếu muốn khởi kiện tại tòa án hoặc yêu cầu UBND cấp huyện, cấp tỉnh giải quyết thì phải trải qua bước hòa giải tại UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp.
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai? (Ảnh minh họa)
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp
Theo Điều 203 Luật Đất đai 2013 khi các bên tranh chấp hòa giải không thành tại UBND cấp xã mà muốn tiếp tục giải quyết thì tùy thuộc vào chủ thể và các điều kiện về giấy chứng nhận, giấy tờ về quyền sử dụng đất mà cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai là khác nhau. Cụ thể:
Điều kiện |
Cơ quan hành chính |
Tòa án nơi có đất tranh chấp |
||
Chủ tịch UBND cấp huyện |
Chủ tịch UBND cấp tỉnh |
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường |
||
Trường hợp tranh chấp |
Hộ gia đình, cá nhân tranh chấp mà không có: – Giấy chứng nhận hoặc – Không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013. |
Trường hợp 1 Không có: – Giấy chứng nhận hoặc – Không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013. Trường hợp 2 – Chủ tịch UBND cấp huyện giải quyết nhưng các bên không đồng ý mà còn đơn khiếu nại. |
Chủ tịch UBND cấp tỉnh giải quyết nhưng các bên không đồng ý mà còn đơn khiếu nại. |
Trường hợp 1 – Các bên tranh chấp mà có: + Giấy chứng nhận hoặc + Có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100; – Tranh chấp về tài sản gắn liền với đất. Trường hợp 2 Các bên tranh chấp không có: – Giấy chứng nhận hoặc – Không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100. Trường hợp 3 – Các bên không đồng ý với quyết định giải quyết của chủ tịch UBND cấp huyện hoặc cấp tỉnh mà có đơn khởi kiện theo thủ tục tố tụng hành chính. |
Đối tượng tranh chấp |
Tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư |
Tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. |
Không phân biệt các bên tranh chấp là giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư hay là tổ chức…Đều có thể khởi kiện tại tòa án theo thủ tục tố tụng dân sự. |
|
Lưu ý: |
Trường hợp tranh chấp mà các bên không có: – Giấy chứng nhận hoặc – Không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 thì chỉ được chọn 1 trong 2 hình thức đó là: + Khởi kiện tại Tòa án nhân dân + Yêu cầu chủ tịch UBND cấp huyện hoặc cấp tỉnh giải quyết (tùy thuộc vào loại chủ thể tranh chấp). |
Như vậy, tùy thuộc vào các bên tranh chấp đất đai là cá nhân, hộ gia đình hay tổ chức; có giấy chứng nhận (Sổ đỏ), giấy tờ về quyền sử dụng đất hay không mà thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai sẽ khác nhau. Trên thực tế, thẩm quyền giải quyết chủ yếu gồm: Chủ tịch UBND cấp huyện, cấp tỉnh và tòa án.
>> Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai mới nhất
Khắc Niệm