Thanh Hóa: 8000 công nhân đình công vì không có chỗ để xe Update 01/2025

 

Không được gửi xe trong công ty, khoảng 8000 công nhân của một công ty giầy đã tổ chức đình công. Theo quy định tại Bộ luật Lao động, người lao động có quyền được đình công…

 

 

Normal
0

false
false
false

EN-US
X-NONE
X-NONE

/* Style Definitions */
table.MsoNormalTable
{mso-style-name:”Table Normal”;
mso-tstyle-rowband-size:0;
mso-tstyle-colband-size:0;
mso-style-noshow:yes;
mso-style-priority:99;
mso-style-qformat:yes;
mso-style-parent:””;
mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt;
mso-para-margin:0in;
mso-para-margin-bottom:.0001pt;
mso-pagination:widow-orphan;
font-size:11.0pt;
font-family:”Calibri”,”sans-serif”;
mso-ascii-font-family:Calibri;
mso-ascii-theme-font:minor-latin;
mso-fareast-font-family:Calibri;
mso-fareast-theme-font:minor-latin;
mso-hansi-font-family:Calibri;
mso-hansi-theme-font:minor-latin;
mso-bidi-font-family:”Times New Roman”;
mso-bidi-theme-font:minor-bidi;}

 

Sáng 02/10, khoảng 8000 công nhân của Công ty TNHH giầy Venus Việt Nam (xã Hà Bình, huyện Hà Trung, Thanh Hóa) đã đồng loạt nghỉ việc, tập trung trước cổng công ty để phản đối việc công ty không cho công nhân để xe trong công ty, buộc họ phải gửi xe bên ngoài nhà dân với giá 100.000 đồng/tháng.

Các công nhân cho biết, phí gửi xe bên ngoài trước đây chỉ 50.000 đồng/tháng nhưng gần đây các hộ trông giữ xe đã tăng giá lên 100.000 đồng/tháng. Đồng lương công nhân vốn đã ít ỏi lại cộng thêm khoản phí này khiến cuộc sống của họ gặp khó khăn.

Ngoài việc không được để xe trong công ty, công nhân công ty này còn phản ánh, trong thời gian tăng ca, họ không được nghỉ để ăn cơm, mặc dù có hôm tăng ca đến 23h. Nhà ăn của công ty cũng xuống cấp trầm trọng, không đảm bảo.

Trước việc lợi ích của mình bị ảnh hưởng, hàng ngàn công nhân đã quyết định đình công để phản đối và đòi quyền lợi.

 


Hình ảnh minh họa

Theo quy định tại Bộ luật Lao động 2012 của Quốc hội, người lao động có quyền được hưởng lương phù hợp với trình độ kỹ năng nghề trên cơ sở thoả thuận với người sử dụng lao động; được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn lao động, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có lương và được hưởng phúc lợi tập thể. Người lao động cũng có quyền được đình công. Tuy nhiên, đình công như thế nào cũng cần phải tuân thủ quy định của pháp luật.

Về những quy định liên quan đến đình công, Bộ luật Lao động 2012 có nêu rõ: Việc đình công chỉ được tiến hành đối với tranh chấp lao động tập thể về lợi ích, đã qua thủ tục hòa giải bởi hòa giải viên lao động và sau đó yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết.. Cụ thể, sau 05 ngày, kể từ ngày Hội đồng trọng tài lao động lập biên bản hòa giải thành mà một trong các bên không thực hiện thỏa thuận đã đạt được hoặc sau 03 ngày trong trường hợp Hội đồng trọng tài lao động lập biên bản hòa giải không thành.

Việc đình công phải do Ban chấp hành công đoàn cơ sở tổ chức và lãnh đạo. Ở nơi chưa có tổ chức công đoàn cơ sở thì đình công do tổ chức công đoàn cấp trên tổ chức và lãnh đạo theo đề nghị của người lao động. Đình công phải diễn ra theo đúng trình tự: Trước tiên, phải lấy ý kiến tập thể người lao động. Nếu có trên 50% số người được lấy ý kiến đồng ý với phương án đình công (thời điểm, địa điểm, phạm vi tiến hành đình công…) thì Ban chấp hành công đoàn ra quyết định đình công bằng văn bản. Ít nhất là 05 ngày làm việc trước ngày đình công, Ban chấp hành công đoàn gửi quyết định đình công cho người sử dụng lao động, đồng thời gửi 01 bản cho cơ quan quản lý Nhà nước về lao động cấp tỉnh, 01 bản cho công đoàn cấp tỉnh. Đến thời điểm bắt đầu đình công, nếu người sử dụng lao động không chấp nhận giải quyết yêu cầu của tập thể lao động thì Ban chấp hành công đoàn tổ chức tiến hành đình công.

Đình công là quyền của người lao động, nhưng người lao động đã biết sử dụng quyền này hay chưa thì lại là câu hỏi lớn. Thực tế cho thấy, các cuộc đình công từ trước đến nay đều diễn ra theo hình thức tự phát, không đúng trình tự và thủ tục theo quy định của pháp luật. Và điều này vô tình lại trở thành “con dao 2 lưỡi” tác động trực tiếp đến lợi ích của người lao động.

Để hạn chế phần nào các cuộc đình công diễn ra tự phát, người sử dụng lao động cần thường xuyên tổ chức lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của người lao động để kịp thời giúp đỡ và giải quyết những yêu cầu chính đáng của người lao động. Ngược lại, người lao động cũng cần tuân thủ quy định pháp luật, không tự phát đình công, chống đối.

Để tìm hiểu thêm về các quy định liên quan đình công và giải quyết đình công, bạn đọc tham khảo:

Bộ luật Lao động của Quốc hội, số 10/2012/QH13