Thủ tục đăng kiểm xe ô tô hiện nay thực hiện thế nào? Update 05/2024

Đăng kiểm ô tô là quá trình cơ quan chuyên ngành kiểm định chất lượng xe xem có đạt tiêu chuẩn để tham gia giao thông hay không. Khi đến thời hạn, chủ xe phải đưa xe đến cơ quan đăng kiểm để tiến hành thủ tục đăng kiểm cho xe ô tô. Tuy nhiên, đối với những “xế mới” thì thủ tục này vẫn còn khá xa lạ.

Kiểm định xe ô tô ở đâu?

Theo quy định hiện hành, một chiếc xe ô tô muốn được lưu thông trên đường bắt buộc phải được đăng kiểm. Ô tô được đăng kiểm theo chu kì. Chẳng hạn, một chiếc xe con chở người không kinh doanh vận tải, chu kỳ đăng kiểm lần đầu là 30 tháng, sau đó cứ đều đặn 18 tháng một lần. Tới khi chạm mức 07 năm kể từ ngày sản xuất, chu kỳ khám sẽ rút ngắn còn 12 tháng. Nếu hơn 12 năm kể từ ngày sản xuất, chu kỳ đăng kiểm còn 06 tháng. 

Hiện nay, ở tất cả 63 tỉnh thành trên cả nước đều có trung tâm đăng kiểm. Người dân có thể mang xe đến các trung tâm này để được kiểm định.

Xem thêm: Danh sách đơn vị đăng kiểm 63 tỉnh thành
 

Thủ tục đăng kiểm xe ô tô

Căn cứ tại khoản 2 Điều 8 Thông tư 70/2015/TT-BGTVT, quy trình tiến hành đăng kiểm được thực hiện như sau:

Bước 1: Đưa xe và hồ sơ đến đơn vị đăng kiểm

Hồ sơ gồm:

– (Xuất trình) Bản chính giấy đăng ký xe hoặc một trong các giấy tờ còn hiệu lực sau: Bản sao giấy đăng ký xe có xác nhận của ngân hàng đang cầm giữ; Bản sao giấy đăng ký xe có xác nhận của tổ chức cho thuê tài chính; Giấy hẹn cấp giấy đăng ký xe;

– Xuất trình bản chính Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực;

– Giấy tờ chứng minh nguồn gốc phương tiện, gồm một trong các giấy tờ sau: Bản sao Phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng đối với xe cơ giới sản xuất, lắp ráp trong nước; Bản sao có chứng thực quyết định tịch thu bán đấu giá của cấp có thẩm quyền đối với xe cơ giới bị tịch thu bán đấu giá; Bản sao có chứng thực quyết định thanh lý đối với xe cơ giới của lực lượng quốc phòng, công an; Bản sao có chứng thực quyết định bán xe dự trữ Quốc gia;

– Bản chính Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới cải tạo (đối với xe cơ giới mới cải tạo);

– Thông tin về tên đăng nhập, mật khẩu truy cập và địa chỉ trang WEB quản lý thiết bị giám sát hành trình đối với xe cơ giới thuộc đối tượng phải lắp thiết bị giám sát hành trình.

Bước 2: Tiếp nhận, kiểm tra

Đơn vị đăng kiểm tiếp nhận, kiểm tra, đối chiếu hồ sơ với dữ liệu trên chương trình quản lý kiểm định. Nếu không đầy đủ hoặc không hợp lệ thì hướng dẫn chủ xe hoàn thiện lại; nếu đầy đủ, hợp lệ thì thu phí, tiến hành kiểm tra, đánh giá tình trạng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe cơ giới và in phiếu kiểm định.

Bước 3: Trả kết quả

– Xe cơ giới kiểm định đạt yêu cầu, đơn vị đăng kiểm thu lệ phí cấp Giấy chứng nhận kiểm định, thu phí bảo trì đường bộ. Sau đó, trả Giấy chứng nhận kiểm định, hóa đơn thu phí đăng kiểm, lệ phí cấp Giấy chứng nhận kiểm định ngay cho chủ xe và dán tem kiểm định cho phương tiện.

– Nếu xe cơ giới chỉ có Giấy hẹn cấp giấy đăng ký xe, đơn vị đăng kiểm thực hiện kiểm định, nếu đạt yêu cầu thì dán tem kiểm định và cấp giấy hẹn trả Giấy chứng nhận kiểm định cho chủ xe. Khi chủ xe xuất trình giấy đăng ký xe thì đơn vị đăng kiểm trả Giấy chứng nhận kiểm định.

– Xe cơ giới kiểm định nếu có hạng mục khiếm khuyết, hư hỏng, đơn vị đăng kiểm in và gửi thông báo cho chủ xe những khiếm khuyết, hư hỏng để sửa chữa, khắc phục. Lái xe cần mang xe đi sửa và quay lại kiểm định sau. Vì vậy, nên kiểm tra bảo dưỡng xe trước khi đi đăng kiểm. 

Trường hợp phải kiểm định lại thì đơn vị đăng kiểm thông báo xe cơ giới không đạt trên chương trình quản lý kiểm định. Xe cơ giới có thể kiểm định lại tại bất kỳ đơn vị đăng kiểm nào.

Thủ tục đăng kiểm xe ô tô hiện nay thực hiện thế nào?
Thủ tục đăng kiểm xe ô tô hiện nay thực hiện thế nào? (Ảnh minh họa)
 

Phí đăng kiểm ô tô và cấp Giấy chứng nhận kiểm định

Theo Thông tư 238/2016/TT-BTC và Thông tư 199/2016/TT-BTC mức giá dịch vụ kiểm định, lệ phí cấp giấy chứng nhận bảo đảm chất lượng, an toàn kỹ thuật đối với xe cơ giới đang lưu hành như sau:

TT

Loại xe cơ giới

Phí đăng kiểm

Phí cấp GCN kiểm định

1

Xe ô tô tải có khối lượng hàng chuyên chở cho phép tham gia giao thông trên 20 tấn, xe ô tô đầu kéo có khối lượng kéo theo cho phép tham gia giao thông trên 20 tấn và các loại xe ô tô chuyên dùng

560.000

50.000

2

Xe ô tô tải có khối lượng hàng chuyên chở cho phép tham gia giao thông trên 07 tấn đến 20 tấn, xe ô tô đầu kéo có khối lượng kéo theo cho phép tham gia giao thông đến 20 tấn và các loại máy kéo

350.000

50.000

3

Xe ô tô tải có khối lượng hàng chuyên chở cho phép tham gia giao thông trên 02 tấn đến 07 tấn

320.000

50.000

4

Xe ô tô tải có khối lượng hàng chuyên chở cho phép tham gia giao thông đến 02 tấn

280.000

50.000

5

Máy kéo, xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ, xe chở người bốn bánh có gắn động cơ và các loại phương tiện vận chuyển tương tự

180.000

50.000

6

Rơ moóc, sơ mi rơ moóc

180.000

50.000

7

Xe ô tô chở người trên 40 ghế (kể cả lái xe), xe buýt

350.000

50.000

8

Xe ô tô chở người từ 25 đến 40 ghế (kể cả lái xe)

320.000

50.000

9

Xe ô tô chở người từ 10 ghế đến 24 ghế (kể cả lái xe)

280.000

50.000

10

Xe ô tô chở người dưới 10 chỗ ngồi

240.000

100.000

11

Xe ô tô cứu thương

240.000

50.000

12

Xe ba bánh và các loại phương tiện vận chuyển tương tự

100.000

50.000

Lưu ý: Những xe cơ giới kiểm định không đạt tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phải bảo dưỡng sữa chữa để kiểm định lại. Trường hợp này thì giá các lần kiểm định lại được tính như sau:

– Nếu việc kiểm định lại được tiến hành cùng ngày (trong giờ làm việc) với lần kiểm định đầu tiên thì: Miễn thu đối với kiểm định lại lần 01 và 02; kiểm định lại từ lần thứ 03 trở đi mỗi lần kiểm định lại thu bằng 50% mức giá quy định tại bảng trên.

– Việc kiểm định lại được tiến hành sau 01 ngày và trong thời hạn 07 ngày (không kể ngày nghỉ theo chế độ) tính từ ngày kiểm định lần đầu, mỗi lần kiểm định lại thu bằng 50% giá quy định tại bảng trên.

– Nếu việc kiểm định lại được tiến hành sau 07 ngày (không kể ngày nghỉ theo chế độ) tính từ ngày kiểm định lần đầu thì giá kiểm định được tính như kiểm định lần đầu.

– Kiểm định xe cơ giới để cấp Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (có thời hạn không quá 15 ngày) thu bằng 100% giá quy định tại bảng trên.

– Kiểm định mang tính giám định kỹ thuật, đánh giá chất lượng theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân được thu với mức giá thỏa thuận nhưng không vượt quá 03 lần mức giá quy định tại bảng trên.
 

Bao lâu ô tô phải đăng kiểm một lần?

Theo Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư 70/2015/TT-BGTVT, chu kỳ kiểm định được quy định như sau:

TT

Loại phương tiện

Chu kỳ (tháng)

Chu kỳ đầu

Chu kỳ định kỳ

1. Ô tô chở người các loại đến 09 chỗ không kinh doanh vận tải

 

Đã sản xuất đến 07 năm

30

18

Đã sản xuất trên 07 năm đến 12 năm

12

Đã sản xuất trên 12 năm

06

2. Ô tô chở người các loại đến 09 chỗ có kinh doanh vận tải; ô tô chở người các loại trên 09 chỗ

2.1

Không cải tạo

18

06

2.2

Có cải tạo

12

06

3. Ô tô tải các loại, ô tô chuyên dùng, ô tô đầu kéo, rơ moóc, sơmi rơ moóc

3.1

Ô tô tải các loại, ô tô chuyên dùng, ô tô đầu kéo đã sản xuất đến 07 năm; rơ moóc, sơmi rơ moóc đã sản xuất đến 12 năm

24

12

Ô tô tải các loại, ô tô chuyên dùng, ô tô đầu kéo đã sản xuất trên 07 năm; rơ moóc, sơmi rơ moóc đã sản xuất trên 12 năm

06

3.2

Có cải tạo

12

06

4. Ô tô chở người các loại trên 09 chỗ đã sản xuất từ 15 năm trở lên; ô tô tải các loại, ô tô đầu kéo đã sản xuất từ 20 năm trở lên

03

Ghi chú:

– Chu kỳ đầu chỉ áp dụng đối với xe cơ giới chưa qua sử dụng kiểm định lần đầu trong thời gian 02 năm, tính từ năm sản xuất.

– Số chỗ trên ô tô chở người bao gồm cả người lái.
 

Trường hợp nào ô tô bị từ chối đăng kiểm?

Theo Điều 7 Thông tư 70/2015/TT-BGTVT, các khiếm khuyết, hư hỏng của xe cơ giới trong kiểm định được phân thành 03 mức như sau:

– Khiếm khuyết, hư hỏng không quan trọng (MINOR DEFECTS – MiD) là hư hỏng không gây mất an toàn kỹ thuật, ô nhiễm môi trường khi xe cơ giới tham gia giao thông. Xe cơ giới vẫn được cấp Giấy chứng nhận kiểm định;

– Khiếm khuyết, hư hỏng quan trọng (MAJOR DEFECTS – MaD) là hư hỏng có thể gây mất an toàn kỹ thuật, ô nhiễm môi trường khi xe cơ giới tham gia giao thông. Xe cơ giới không được cấp Giấy chứng nhận kiểm định, phải sửa chữa các hư hỏng để kiểm định lại;

– Khiếm khuyết, hư hỏng nguy hiểm (DANGEROUS DEFECTS – DD) là hư hỏng gây nguy hiểm trực tiếp và tức thời khi xe cơ giới tham gia giao thông. Xe cơ giới không được cấp Giấy chứng nhận kiểm định, không được tham gia giao thông và phải sửa chữa các hư hỏng để kiểm định lại.

Như vậy, đối với các khiếm khuyết, hư hỏng quan trọng và nguy hiểm, xe cơ giới bị từ chối đăng kiểm.

Quý độc giả có thể xem thêm nội dung kiểm tra tại Phụ lục 1 Thông tư 70/2015/TT-BGTVT..

Ngoài ra, ô tô cũng bị từ chối đăng kiểm khi chủ xe chưa đóng tiền phạt nguội do vi phạm giao thông.

Xem thêm: Xe chưa nộp phạt vi phạm giao thông có được kiểm định?

Trường hợp xe Van lắp thêm ghế sau cũng sai quy định và không được đăng kiểm.

Đồng thời, xe kinh doanh vận tải thuộc diện phải lắp đặt thiết bị giám sát hành trình (hộp đen) nhưng không chấp hành cũng sẽ bị từ chối đăng kiểm…

Hiện nay, xe quá hạn đăng kiểm sẽ bị phạt nặng.