Thủ tục đặt in hóa đơn giá trị gia tăng lần đầu Update 01/2025

Khi hoạt động sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp sẽ sử dụng các hóa đơn, chứng từ để ghi nhận việc xuất, nhập hàng hóa, dịch vụ. Doanh nghiệp có để đặt in hóa đơn nếu đủ điều kiện. Dưới đây là thủ tục đặt in hóa đơn giá trị gia tăng lần đầu.

 

Đối tượng được đặt in hóa đơn giá trị gia tăng
 

Theo khoản 1 Điều 5 Thông tư 119/2014/TT-BTC: Đối tượng được đặt in hóa đơn giá trị gia tăng là những doanh nghiệp, tổ chức khai, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ trong các hoạt động sau:

– Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trong nội địa;

– Hoạt động vận tải quốc tế;

– Xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu;

Lưu ý: Nếu là DN kê khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp thì phải sử dụng hóa đơn bán hàng (Doanh nghiệp lên Chi cục Thuế mua).

Thủ tục đặt in hóa đơn giá trị gia tăng đặt in
 

Doanh nghiệp, tổ chức cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ, gồm: Văn bản đề nghị sử dụng hóa đơn tự in, đặt in theo mẫu.

Bước 1. Nộp hồ sơ tại cơ quan quản lý thuế trực tiếp

Cách thức nộp:

+ Nộp trực tiếp tại trụ sở cơ quan thuế;

+ Hoặc gửi qua hệ thống bưu chính.

Bước 2. Cơ quan thuế tiếp nhận và xử lý yêu cầu

– Trường hợp hồ sơ được nộp trực tiếp tại cơ quan thuế, công chức thuế tiếp nhận và đóng dấu tiếp nhận hồ sơ, ghi thời gian nhận hồ sơ, ghi nhận số lượng tài liệu trong hồ sơ và ghi vào sổ văn thư của cơ quan thuế.

– Trường hợp hồ sơ được gửi qua đường bưu chính, công chức thuế đóng dấu ghi ngày nhận hồ sơ và ghi vào sổ văn thư của cơ quan thuế.    

– Thời hạn giải quyết: 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của doanh nghiệp, tổ chức.

– Lệ phí: Không mất lệ phí.

Lưu ý: Trường hợp sau 02 ngày làm việc cơ quan quản lý thuế trực tiếp không có ý kiến bằng văn bản thì doanh nghiệp được sử dụng hóa đơn tự in.

Thủ tục đặt in hóa đơn giá trị gia tăng lần đầu

Thủ tục đặt in hóa đơn giá trị gia tăng lần đầu (Ảnh minh họa)
 

Hướng dẫn cụ thể thủ tục đặt in hóa đơn

Khi doanh nghiệp nộp hồ sơ và được cơ quan thuế đồng ý thì mới chỉ xong thủ hành chính. Tuy nhiên để được cơ quan quản lý thuế đồng ý cho đặt hóa đơn và có hóa đơn sử dụng vào hoạt động kinh doanh thì doanh nghiệp cần lưu ý và thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ

Viết đơn đề nghị sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng đặt in theo hướng dẫn tại: Hướng dẫn viết Đơn đề nghị sử dụng hóa đơn GTGT đặt in.

Bước 2. Công chức quản lý thuế sẽ xuống kiểm tra

Khi nộp hồ sơ, cơ quan thuế sẽ có giấy hẹn xuống doanh nghiệp kiểm tra:

Khi có giấy hẹn xuống kiểm tra, doanh nghiệp cần chuẩn bị:

– Treo biển doanh nghiệp tại trụ sở chính; có văn bản xác nhận quyền sử dụng trụ sở chính như hợp đồng thuê nhà, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất…

– Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, đăng ký dấu.

– Có hợp đồng cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng (chứng minh việc doanh nghiệp hoạt động và có nhu cầu xuất hóa đơn cho hoạt động sản xuất – kinh doanh của mình).

Khi cơ quan thuế đồng ý việc cho phép doanh nghiệp sử dụng hóa đơn thì doanh nghiệp liên hệ nhà in đề đặt in hóa đơn giá trị gia tăng.

Bước 3. Tìm nhà in

Điều kiện nhà in:

Theo điểm a khoản 4 Điều 8 Thông tư 39/2014/TT-BTC nhà in phải có đủ điều kiện sau:

– Tổ chức nhận in hóa đơn phải là doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh còn hiệu lực và có giấy phép hoạt động ngành in (bao gồm cả in xuất bản phẩm và không phải xuất bản phẩm).

– Trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập có hoạt động sản xuất kinh doanh như doanh nghiệp, có giấy phép hoạt động ngành in, có máy móc thiết bị ngành in thì được nhận in hóa đơn đặt in của các tổ chức.

* Tại cơ quan quản lý thuế có cập nhật danh sách nhà in đủ điều kiện, doanh nghiệp có thể xem tại cơ quan quản lý thuế.

Khi chọn được nhà in, doanh nghiệp cần:

– Chọn mẫu hóa đơn;

– Thống nhất về giá;

– Soạn và ký hợp đồng đặt in hóa đơn:

+ Bản công chứng giấy đăng ký kinh doanh;

+ Bản sao chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ hộ chiếu của đại diện theo pháp luật doanh nghiệp.

+ Giấy ủy quyền, giới thiệu (nếu giám đốc không trực tiếp đi làm)

+ Bản sao chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân người trực tiếp thực hiện.

+ Quyết định cho phép đặt in hóa đơn của cơ quan quản lý thuế.

Bước 4. Thanh lý hợp đồng in với tổ chức đặt in hóa đơn

– Sau khi nhận hóa đơn đặt in phải thanh lý hợp đồng với nhà in (nhà in có trách nhiệm lập báo cáo về việc nhận in hóa đơn cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp).

– Lấy hóa đơn đỏ (để thực hiện việc hạch toán sau này).

Bước 5. Làm thủ tục thông báo phát hành hóa đơn

Khoản 3 Điều 1 Thông tư số 37/2017/TT-BTC quy định về thời gian phát hành hóa đơn như sau:

– Chậm nhất là 02 ngày trước khi sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng, doanh nghiệp phải làm thông báo phát hành hóa đơn và hóa đơn mẫu phải được gửi đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp.

– Thông báo phát hành hóa đơn gồm cả hóa đơn mẫu phải được niêm yết rõ ràng ngay tại các cơ sở sử dụng hóa đơn để bán hàng hóa, dịch vụ trong suốt thời gian sử dụng hóa đơn.

Trên đây là thủ tục đặt in hóa đơn giá trị gia tăng lần đầu. Để biết thêm các quy định về thuế giá trị gia tăng hãy xem tại chuyên mục Thuế GTGT của LuatVietnam.

Khắc Niệm