Khái niệm thủ tục hành chính
Thủ tục hành chính được định nghĩa theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 63/2010/NĐ-CP, là trình tự, cách thức thực hiện, hồ sơ và yêu cầu, điều kiện do cơ quan Nhà nước, người có thẩm quyền quy định để giải quyết một công việc cụ thể liên quan đến cá nhân, tổ chức.
Thủ tục hành chính được quy định để các cơ quan Nhà nước có thể thực hiện hoạt động quản lý Nhà nước. Thông qua thủ tục hành chính, các cá nhân, tổ chức có thể dễ dàng thực hiện được quyền của mình.
Thủ tục hành chính là gì? (Ảnh minh họa)
8 nội dung bắt buộc của thủ tục hành chính
Theo khoản 2 Điều 8 Nghị định 63/2010/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 92/2017/NĐ-CP, một thủ tục hành chính chỉ hoàn thành khi đáp ứng đủ 8 bộ phận tạo thành cơ bản sau:
– Tên thủ tục hành chính;
– Trình tự thực hiện;
– Cách thức thực hiện;
– Thành phần, số lượng hồ sơ;
– Thời hạn giải quyết;
– Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính;
– Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính;
– Trong một số trường hợp thủ tục hành chính phải có mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính; kết quả thực hiện thủ tục hành chính; yêu cầu, điều kiện; phí, lệ phí.
Như vậy, một thủ tục hành chính phải đảm bảo đủ các nội dung nêu trên. Thủ tục hành chính càng được quy định rõ ràng, cụ thể bao nhiêu sẽ góp phần cải thiện môi trường kinh doanh cũng như đời sống nhân dân.
Hậu Nguyễn