Tự ý nghỉ việc có lấy lại được sổ bảo hiểm xã hội? Update 01/2025

Sổ bảo hiểm xã hội (BHXH) được coi là tài sản quý giá nhất của người lao động trong suốt thời gian làm việc. Tuy nhiên, khi tự ý nghỉ việc, người lao động có lấy lại được tài sản này?

Trường hợp nào bị coi là tự ý nghỉ việc?

Về lý do nghỉ việc

Theo quy định tại Điều 37 Bộ luật Lao động 2012, có 07 lý do người lao động làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn, theo mùa vụ hoặc theo công việc có thời hạn dưới 12 tháng được chấm dứt hợp đồng trước thời hạn. Cụ thể:

– Không được bố trí đúng công việc, địa điểm hoặc điều kiện làm việc đã thỏa thuận;

Trả lương không đầy đủ hoặc đúng hạn;

– Bị ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động;

– Bản thân hoặc gia đình có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục công việc;

– Được bầu, bổ nhiệm ở cơ quan dân cử, bộ máy Nhà nước;

– Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo chỉ định của bác sĩ;

– Ốm đau, tai nạn đã điều trị 90 ngày liên tục với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và 1/4 thời hạn hợp đồng với người làm việc theo mùa vụ hoặc công việc có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa được hồi phục.

Riêng người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn thì được nghỉ việc không cần lý do.

Xem thêm:  Mẫu Đơn xin nghỉ việc chuyên nghiệp nhất 2021

Về thời gian báo trước khi nghỉ việc

Trước khi nghỉ việc, người lao động có nghĩa vụ phải thông báo với người sử dụng lao động để có sự sắp xếp hợp lý, tránh ảnh hưởng đến công việc của những lao động khác và tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Theo đó:

– Phải báo trước ít nhất 03 ngày làm việc khi:

+ Không được bố trí đúng công việc, địa điểm hoặc điều kiện làm việc đã thỏa thuận;

+ Không được trả lương đầy đủ hoặc trả không đúng hạn đã thỏa thuận;

+ Bị ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động;

+ Ốm đau, tai nạn đã điều trị với thời gian nêu trên mà khả năng lao động chưa hồi phục;

+ Bản thân, gia đình có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục công việc hoặc được bầu, bổ nhiệm làm việc ở cơ quan dân cử, cơ quan Nhà nước mà đang làm việc theo hợp đồng mùa vụ hoặc theo công việc thời hạn dưới 12 tháng;

– Ít nhất 30 ngày với người làm theo hợp đồng xác định thời hạn;

Ít nhất 45 ngày với người làm theo hợp đồng không xác định thời hạn;

Theo chỉ định của bác sĩ khi lao động nữ mang thai phải nghỉ việc.

Như vậy, nếu người lao động chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn mà không thuộc một trong các lý do nêu trên và không tuân thủ đúng thời hạn báo trước thì đều có thể bị coi là tự ý nghỉ việc.

Xem thêm: Có nên tự ý nghỉ việc hay không?

Tự ý nghỉ việc có lấy lại được sổ BHXH?

Tự ý nghỉ việc có lấy lại được sổ BHXH? (Ảnh minh họa)

 

Tự ý nghỉ việc, chỉ lấy được sổ khi làm tròn nghĩa vụ

Tự ý nghỉ việc là trái quy định của pháp luật, do vậy, theo Điều 43 Bộ luật Lao động 2012, người lao động phải bồi thường nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động; một khoản tiền tương ứng với tiền lương trong những ngày không báo trước và hoàn trả chi phí đào tạo (chi phí cho người dạy, tài liệu học tập, trường, lớp, máy, thiết bị, vật liệu thực hành…).

Sau khi người lao động thanh toán đầy đủ các khoản nêu trên, doanh nghiệp mới có cơ sở để thực hiện các thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động, trong đó có việc xác nhận và trả lại sổ BHXH theo Điều 47 Bộ luật Lao động 2012.

Do đó, dù tự ý nghỉ việc thì người lao động vẫn có thể lấy lại được sổ BHXH

Riêng những lao động đã nhận lại sổ BHXH từ doanh nghiệp (theo Điều 19 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014) thì chắc hẳn sẽ không quan tâm đến việc này mà chỉ sẽ quan tâm tới việc chốt sổ như thế nào.

Tuy nhiên, dù mỗi người có một vấn đề cần quan tâm khác nhau liên quan đến sổ BHXH nhưng hãy cân nhắc thật kỹ trước khi quyết định tự nghỉ việc, bởi việc làm này không chỉ ảnh hưởng đến các khoản tiền trước mắt mà còn ảnh hưởng tới công việc sau này.

>> Làm gì khi công ty không trả sổ bảo hiểm?

Thùy Linh