Xử lý tài xế vừa lái xe vừa sử dụng điện thoại trên đường cao tốc Update 01/2025

Normal
0

false
false
false

EN-US
X-NONE
X-NONE

Theo quy định của pháp luật, người điều khiển xe ô tô dùng tay sử dụng điện thoại di động khi đang điều khiển xe chạy trên đường sẽ bị phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng…

/* Style Definitions */
table.MsoNormalTable
{mso-style-name:”Table Normal”;
mso-tstyle-rowband-size:0;
mso-tstyle-colband-size:0;
mso-style-noshow:yes;
mso-style-priority:99;
mso-style-qformat:yes;
mso-style-parent:””;
mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt;
mso-para-margin-top:0in;
mso-para-margin-right:0in;
mso-para-margin-bottom:10.0pt;
mso-para-margin-left:0in;
line-height:115%;
mso-pagination:widow-orphan;
font-size:11.0pt;
font-family:”Calibri”,”sans-serif”;
mso-ascii-font-family:Calibri;
mso-ascii-theme-font:minor-latin;
mso-fareast-font-family:Calibri;
mso-fareast-theme-font:minor-latin;
mso-hansi-font-family:Calibri;
mso-hansi-theme-font:minor-latin;
mso-bidi-font-family:”Times New Roman”;
mso-bidi-theme-font:minor-bidi;}

Những ngày qua, trên mạng Internet xuất hiện một đoạn clip ghi lại cảnh một tài xế vừa điều khiển xe khách chạy nhanh vừa sử dụng điện thoại. Được biết, tài xế này là tài xế của nhà xe Hà Sơn Hải Vân. Vào thời điểm đó, tài xế đang điều khiển xe khách lưu thông trên cao tốc Nội Bài – Lào Cai. Ngay khi những hình ảnh về vụ việc được công bố lên mạng, nhiều người xem không khỏi bức xúc và tỏ thái độ tức giận với hành vi thiếu trách nhiệm của tài xế này.

 


Hình ảnh cắt ra từ clip

Hiện nay, đường cao tốc là một trong những loại đường giao thông khá phổ biến ở Việt Nam. Đường cao tốc được thiết kế đặc biệt, cho phép các phương tiện được lưu thông với tốc độ cao. Tuy nhiên cũng chính vì thế mà đường cao tốc luôn tiềm ẩn nguy cơ tai nạn. Để đảm bảo an toàn, tránh những tình huống nguy hiểm xảy ra, các tài xế luôn cần phải tuân thủ các quy định về giao thông đường bộ. Hành vi vừa lái xe trên cao tốc vừa sử dụng điện thoại của tài xế nhà xe Hà Sơn Hải Vân là một hành vi nguy hiểm, có thể dẫn đến tai nạn bất cứ lúc nào. Theo nhận định của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, hành vi của tài xế nói trên là hành vi vi phạm pháp luật trật tự, an toàn giao thông nghiêm trọng, thể hiện sự thiếu ý thức, thiếu trách nhiệm, thiếu đạo đức, coi thường tính mạng hành khách cũng như tính mạng của chính tài xế. Do đó, xử lý nghiêm hành vi này là việc làm cần thiết.

Đối với hành vi vừa điều khiển xe vừa sử dụng điện thoại, nếu không gây ra hậu quả nghiêm trọng thì việc xử lý hiện nay chỉ dừng lại ở xử phạt hành chính. Cụ thể, khoản 3, Điều 5 Nghị định 46/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt có quy định rất rõ về mức xử phạt người điều khiển, người được chở trên xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ. Theo đó, phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi dùng tay sử dụng điện thoại di động khi đang điều khiển xe chạy trên đường.

Trường hợp của tài xế nêu trên không phải là trường hợp hiếm gặp. Rất nhiều tài xế xe ô tô hiện nay khi điều khiển xe lưu thông trên đường cao tốc có thái độ rất chủ quan và coi thường pháp luật. Chính sự thiếu ý thức khi tham gia giao thông này đã làm gia tăng các vụ tai nạn giao thông trên đường cao tốc. Từ đầu năm 2017 đến nay, cơ quan chức năng đã ghi nhận hàng loạt vụ tai nạn giao thông gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra trên đường cao tốc mà lỗi chủ yếu bắt nguồn từ thái độ khi tham gia giao thông của tài xế.

Mức phạt tối đa 800.000 đồng cho hành vi vừa lái xe vừa nghịch điện thoại liệu có phải là quá nhẹ nhàng? Cái giá cho việc coi thường tính mạng của hàng chục hành khách trên xe như vậy liệu có xứng đáng? Mức phạt này liệu đã đủ răn đe và làm gương cho những tài xế khác? Phải chăng các cơ quan chức năng cũng nên nghiên cứu điều chỉnh mức phạt đối với những hành vi vi phạm quy tắc giao thông? Câu trả lời xin được dành cho bạn đọc của LuatVietnam.

Ngoài quy định liên quan đến chế tài xử phạt, các chủ doanh nghiệp kinh doanh vận tải cũng nên tăng cường các hoạt động tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho các tài xế thuộc doanh nghiệp mình, qua đó góp phần làm đẹp văn hóa giao thông và đảm bảo an toàn.

Tìm hiểu thêm về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông tại đây:

Nghị định 46/2016/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt