Điều 12 quy định những việc đó bao gồm:
– Việc thực hiện các chế độ chính sách y tế có liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của người bệnh như: Các chế độ về khám bệnh, chữa bệnh, chính sách bảo hiểm y tế; các chính sách, giá các loại dịch vụ về khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật.
– Việc thực hiện nội quy, quy chế về khám bệnh, chữa bệnh của đơn vị.
– Tinh thần, thái độ phục vụ của viên chức, người lao động trong đơn vị; phát hiện và phản ánh với lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo khoa, phòng, đơn vị trực thuộc về những viên chức, người lao động có biểu hiện tinh thần, thái độ phục vụ người bệnh yếu kém, có hành vi gây phiền hà, nhũng nhiễu, đùn đẩy, phân biệt đối xử, đòi hối lộ đối với người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh; đề xuất ý kiến, trao đổi và phối hợp với nhân viên y tế trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng người bệnh.
– Việc thực hiện vệ sinh môi trường, bảo đảm an ninh, trật tự tại đơn vị.
– Việc tiếp công dân, giải quyết kiến nghị, phản ánh, khiếu nại, tố cáo và kết quả giải quyết kiến nghị, phản ánh, khiếu nại, tố cáo của người bệnh và người đại diện hợp pháp của người bệnh đối với đơn vị.
Người bệnh được giám sát thái độ phục vụ của bác sỹ viện công (Ảnh minh họa)
Hình thức tham gia ý kiến, giám sát gồm:
– Phản ánh trực tiếp với nhân viên y tế tại các khoa, phòng, đơn vị trực thuộc.
– Phản ánh với cán bộ lãnh đạo đơn vị tại phòng tiếp dân của đơn vị.
– Gửi văn bản tham gia ý kiến qua hòm thư góp ý của đơn vị.
– Qua đường dây điện thoại nóng do đơn vị quy định.
– Qua đối thoại trực tiếp hoặc qua các buổi sinh hoạt của hội đồng người bệnh của khoa, phòng và của đơn vị.
Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2021.